Khi ăn cơm chan canh, thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Ăn cơm chan canh. Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm được ngâm mềm đi ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn. Do thức ăn được nuốt không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày dẫn đến tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, lâu ngày gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa.
Cho gia vị cuối cùng.Tính nóng vội đôi lúc sẽ làm chúng ta quên mất không cho gia vị vào canh. Nhiều người nấu xong xuôi mới nhớ ra chưa nêm muối. Nếu nêm gia vị sau cùng thì món canh sẽ không được ngon vì chưa thấm đều. Tuy nhiên cũng đừng vội vàng mà cho quá nhiều trong lúc đang nấu.
Chần qua rau rồi mới nấu.Chần qua rau rồi nấu cho an toàn.Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
Hâm lại canh để ăn.Do quá bận rộn hoặc lười, một số bà mẹ hoặc một số người đã phải làm cách này có thể vì ngại làm rau hay vì lỡ nấu nhiều. Khi hâm lại, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn.
Hầm canh quá lâu.Một cuộc thí nghiệm cho thấy, nếu bạn ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein chỉ còn 6-15%, 85% còn lại được lưu giữ trong cặn canh. Điều đó có nghĩa là, dù hầm canh trong thời gian dài thì dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Vì vậy tốt nhất nên sử dụng lượng thịt thích hợp sau khi ăn canh.
Ăn canh ngay khi vừa nấu.Nhiều người có thói quen uống nước canh vừa được nấu chín dù chúng còn rất nóng. Tuy nhiên vòm họng, thực quản hoặc niêm mạc dạ dày chỉ có thể chịu đựng độ nóng ở khoảng 60 độ, nếu vượt qua mức độ này sẽ làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày thậm chí hệ thống đường tiêu hóa, vì vậy bạn chỉ nên uống nước canh ở dưới 50 độ là thích hợp nhất.
Dùng lửa nhỏ nấu canh.Vitamin C và B1 đều “sợ”nóng, vì vậy khi nấu canh không nên dùng lửa nhỏ “om”, nên vặn lửa thật to. Còn nữa, cho vào rau một chút giấm sẽ giữ được nhiều vitamin hơn.
Cắt rau xong mới rửa.Tốt nhất bạn nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn. Theo nghiên cứu, vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình “rửa” đi lượng lớn vitamin.
Dùng rau xanh để lâu. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người đặc biệt là “dân” văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.
Chưa có bình luận.