Bệnh có xu hướng trẻ hóa và tập trung vào những người có thói quen ăn uống thiếu khoa học, lười vận động.
1. Gan nhiễm mỡ chỉ gặp ở người béo phì?
- Đúng
- Sai
Theo BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương,Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 70% bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ là do bệnh béo phì, thế nhưng không hiếm những người có vóc dáng mảnh mai, thân hình ốm yếu hay trẻ em cũng mắc bệnh này.
2. Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc bệnh gan nhiễm mỡ hiện nay?
- Trung bình 2/10 người mắc bệnh
- Trung bình 5/10 người mắc bệnh
- Trung bình 6/10 người mắc bệnh
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa nội tiêu hóa Bệnh viện 354 (Hà Nội), cho hay nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ tăng gấp 4,6 lần ở những người béo phì, nhất là dạng béo bụng. Bệnh không chỉ gặp ở người trung niên mà cả lớp trẻ với tỷ lệ khá cao, trung bình cứ 10 người làm xét nghiệm lâm sàng thì có 6 người bị gan nhiễm mỡ.
3. Những thói quen nào của người trẻ dẫn đến gan nhiễm mỡ?
- Sử dụng đồ ăn nhanh, lạm dụng bia rượu, ăn uống không đúng giờ giấc, ngồi nhiều, hút và tiếp xúc với thuốc lá
- Ngủ nhiều, ngồi không thẳng lưng, làm việc quá sức, tiếp xúc với thuốc lá
Ăn uống không đúng giờ giấc, ăn thức ăn nhanh, lạm dụng bia rượu, ngồi nhiều, không nghỉ ngơi hợp lý, hút và tiếp xúc với khói thuốc lá là nguyên nhân khiến bệnh gan nhiễm mỡ gia tăng ở giới trẻ. Nhiều người không chấp nhận mình bị bệnh, che giấu vì sợ ảnh hưởng đến công việc khiến tỷ lệ gặp biến chứng tăng cao.
4. Người ăn kiêng, gầy yếu cũng có thể mắc bệnh?
- Đúng
- Sai
Những bệnh nhân gầy gò, ốm yếu, suy dinh dưỡng, hay áp dụng chế độ giảm cân quá nhanh cũng là một nguyên nhân khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ bùng phát. Cơ thể thiếu chất cũng đồng nghĩa với việc thiếu một số chất cần thiết để thanh lọc bớt mỡ. Người ăn ít hay ăn kiêng quá mức sẽ khiến lượng đường trong máu thấp, cơ thể sẽ tự điều chỉnh tăng hấp thu mỡ để phân giải thành năng lượng. Nếu lười vận động, mỡ sẽ tích tụ mà không được chuyển hóa, axit béo đi vào máu nhiều, vượt quá mức cho phép gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
5. Kiêng ăn mỡ, có thể mắc bệnh không?
- Có
- Không
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho hay
mỡ máu cao không chỉ vì ăn mỡ mà do sử dụng các thực phẩm thừa năng lượng. Khi dùng thức ăn béo, hầu hết mỡ hình thành dưới dạng chất béo trung tính gọi là triglycerid hoặc khi tiêu thụ quá nhiều bột, đường, calo cũng được chuyển đổi thành triglycerid và lưu trữ bên trong các tế bào mỡ. Vì vậy, nhiều người tuy ăn chay trường nhưng vẫn mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, mỡ máu cao.
6. Những diễn biến nặng của bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ?
- Xơ, dày thành mạch máu, tăng huyết áp, tai biến, suy tim, xơ gan, ung thư gan
- Mệt mỏi, uể oải, chán ăn, lười làm việc, sức khỏe suy giảm
Theo bác sĩ Lưu Phương, diễn tiến nặng của bệnh mỡ máu có thể gây xơ, dầy thành mạch, tăng huyết áp, tăng huyết áp, tai biến, suy tim. Với bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Đặc biệt, không nên coi thường bệnh gan nhiễm mỡ vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, sau virus viêm gan B, C…
Phương Anh
Nguồn: Zing
Chưa có bình luận.