Thứ Sáu, 14/09/2018 | 23:39

Những điều cần lưu ý khi tiến hành phẫu thuật cho người cao huyết áp

Khi gây mê để phẫu thuật, người tăng huyết áp dễ bị mất ổn định hơn người bình thường

Người có huyết áp tâm trương trên 110mmHg dễ bị biến chứng tim mạch, dễ bị thiếu máu cơ tim cục bộ trước, trong, sau phẫu thuật.

Có một số bệnh nhân tăng huyết áp, có huyết áp tăng vọt khi làm thủ thuật mặc dù trước mổ đã khống chế huyết áp bằng thuốc.

Cần chống chỉ định mổ bệnh nhân có huyết áp tâm trương trên 110mmHg. Những trường hợp có huyết áp tâm trương dưới 110mmHg, phải dùng thuốc khống chế huyết áp mới hy vọng phẫu thuật được.

Tăng huyết áp không khống chế được có liên quan với sự dao động huyết áp biên độ lớn trong khi gây mê và đặt nội khí quản và có thể làm tăng nguy cơ tai biến thiếu máu cục bộ trước và sau mổ.

Khi gây mê làm suy giảm các phản xạ tim mạch, những sự thay đổi thể tích máu (mất máu) dễ làm thay đổi huyết áp. Cần chuẩn bị thuốc để điều chỉnh huyết áp trong mổ. Nên cho đường tĩnh mạch, tốt nhất là dùng Nitroprusside hoặc Lobetalol đường tĩnh mạch.

Bệnh nhân có u tuỷ thượng thận, điều chỉnh huyết áp sẽ phức tạp. Cần cho chặn giao cảm

Anpha Beta đầy đủ trước mổ (Phentolamin Propranolol, Lobetalol)

Trong phẫu thuật tăng huyết áp có khi khó điều chỉnh mặc dù có đủ các loại thuốc. Trong trường hợp này tiêm tĩnh mạch Nitroprusside có thể là có ích nhất.

Chưa có bằng chứng có sức thuyết phục cho thấy những ca tăng huyết áp nhẹ bị tăng nguy hiểm do phẫu thuật. (Gross-Pisa).

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook