Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã mổ thành công bướu gan có kích thước 5cm cho bé gái 18 tháng tuổi.
Theo tin tức trên báo Người lao động, chiều 10/12, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết vừa phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhi nữ mới 18 tháng tuổi để bóc tách khối bướu ở gan.
Cháu bé chỉ nặng 8 kg nhưng phải phẫu thuật phần bướu với kích thước khoảng 5 cm và hai phân thùy gan bị bướu xâm lấn, tổng kích thước to hơn nắm tay người lớn và bằng toàn bộ phần gan còn lại trong cơ thể bé.
Đây là lần đầu tiên kỹ thuật mổ nội soi được áp dụng cho trường hợp mổ bướu gan, một trong những dạng phẫu thuật rủi ro nhất.
Trao đổi trên báo Pháp luật TP HCM, Ths-BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho biết BV tiếp nhận bé gái ĐMA (18 tháng tuổi, tỉnh Tiền Giang) trong tình trạng bụng trướng to. Gia đình bé cho biết không nghĩ bé bị bệnh mà nghĩ trẻ nhỏ thường biếng ăn.
Trước đó, bệnh nhi đã được gia đình đưa đi khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang và được chẩn đoán bị bướu gan sau khi siêu âm bụng. Sau đó gia đình đã đưa bé lên Bệnh viện Nhi đồng 1 để điều trị. Qua siêu âm và chụp CT Scan phát hiện thùy gan phải của bé có khối bướu kích thước 5cm.
Ngày 8/12, ê kíp Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành mổ nội soi cho bé lấy được khối bướu gan có kích thước bằng với phần gan còn lại của bé, tương đương với một quả cam sành.
“Sau ba giờ phẫu thuật nội soi, chúng tôi đã lấy ra khỏi cơ thể bé khối u gan cho hơn nắm tay, bằng phần gan còn lại trong cơ thể bé. Sau hai ngày phẫu thuật, các chức năng gan của bé trở lại bình thường, ăn uống tốt. Nếu không phát hiện mổ sớm, khả năng bé chạy nhảy ngã vỡ gan, mất máu và tử vong”, BS Hiếu nói.
Bé Đ.M.A đang điều trị tại khoa Hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM. Ảnh: Người lao động |
Cũng theo BS Hiếu, trước đây, với những ca bướu gan như thế này, bệnh viện thường áp dụng mổ mở và phải truyền rất nhiều máu, vì thế cũng rất dễ xảy ra biến chứng sau mổ vì phải truyền quá nhiều máu. Mổ nội soi sẽ giảm nguy cơ truyền máu và tăng cơ hội sống cho trẻ. Lần đầu tiên, bệnh viện áp dụng phương pháp nội soi khi mổ bướu gan cho bé Đ.M.A.
Cũng theo bác sĩ Hiếu, đối với ca mổ bướu gan bằng phương pháp nội soi thì việc kiểm soát chảy máu rất quan trọng vì gan là hồ máu thứ 2 sau tim. Đối với bé nặng 8.8kg chỉ cần bé chảy mất 50cc máu đã nguy hiểm đến tính mạng.
Theo đánh giá của các bác sĩ, nếu khối bướu gan ở một trẻ chỉ nặng 8,8 ký và đang trong giai đoạn tập đi thì việc mổ kịp thời rất quan trọng. Nếu để lâu, khối bướu có thể vỡ bất cứ lúc nào nếu bé té ngã. Khối bướu sẽ phát triển, xâm lấn toàn bộ phần gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng lọc máu của gan, bé có nguy cơ tử vong rất cao.
Sau ca mổ kéo dài gần 4 tiếng, khối bướu đã được lấy ra an toàn, tình trạng sức khỏe của bé tiến triển tốt, không phải truyền máu, bé đã ăn được bằng đường miệng.
Bảo An (tổng hợp)
Video có thể bạn quan tâm
Mất điện thoại vì cố làm vui lòng vợ
Nguồn: Tinmoi
Chưa có bình luận.