Thứ Ba, 29/08/2017 | 10:00

Tự giác hơi tại nhà

Rất nhiều người cảm thấy cơ thể khá hơn sau khi thực hiện giác hơi. Tuy nhiên, gần đây một người mua dụng cụ về nhà, tự nhờ người thân giác hơi cho mình. Sau khi chiếc cốc úp lên cơ thể thì một chiếc bám chặt và không lấy xuống được.

Tình huống này đã xảy ra với ông Hồ sống tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Bình thường ông rất thích giác hơi. Do đó ông đã mua một bộ dụng cụ về nhà để chủ động thời gian đánh giác hơi.

Ban đầu ông nằm xuống ghế và để vợ úp những chiếc cốc lên lưng, tuy nhiên có một chiếc bám rất chặt và không thể gỡ xuống được. Vợ ông dùng kìm và búa để “giải cứu” cho chồng nhưng không có tác dụng.

Lúc này ông đã chạy đến phòng khám nhờ bác sĩ giúp đỡ nhưng họ cũng không có cách nào lấy xuống giúp. Một giờ sau, vùng da thịt bên dưới chiếc cốc giác hơi đã sưng lên khoảng 5cm, con trai ông Hồ phải đưa bố đi bệnh viện. Nhận định tình trạng của ông Hồ, các bác sĩ đã gọi đội cứu hộ.

Lúc này, lính cứu hỏa buộc phải dùng cưa tay, cắt chiếc cốc giác hơi. Cố gắng chịu đựng một lúc, cuối cùng ông Hồ cũng thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi chiếc cốc kia. Sau đó, gia đình mới đưa ông đến bệnh viện để chữa trị vết thương.

Tự giác hơi tại nhà

Trước đây, tại Trung Quốc cũng xuất hiện một trường hợp, ông Lâm 63 tuổi thường xuyên cảm thấy đau nhức cơ vai. Ông đến một tiệm massage, nhân viên tại đây tư vấn ông nên sử dụng liệu pháp giác hơi trong một tháng.

Nhân viên đã  thực hiện giác hơi cho ông ở cùng một vị trí mỗi ngày. Không thể ngờ rằng, sau một tháng lưng của ông đã bị thối hư.

Ngày 20/6, khi đang trên đường từ tiệm massage về nhà, ông Lâm bắt đầu thấy khó chịu và lên cơn sốt cao. Gia đình lập tức đưa ông đến bệnh viện. Bác sĩ phẫu thuật cho hay ông Lâm được chuyển đến phòng cấp cứu do sốt 39,7 độ, trong khi cả lưng sưng vù. Sau khi kiểm tra, họ xác nhận ông Lâm bị nhiễm khuẩn. Các bác sĩ cũng xác nhận rất may ông Lâm được đưa đến bệnh viện kịp thời, bởi nếu vẫn tiếp tục, ông có khả năng sẽ bị nhiễm trùng huyết.

Kỳ thực, trị liệu bằng giác hơi không thể làm nhiều lần và thường xuyên. Theo các chuyên viên y tế, không nên giác hơi cùng một vị trí trong thời gian dài bởi nó có thể gây bỏng da và nhiễm trùng. Dù là liệu pháp tốt đi chăng nữa nhưng không tuân theo lời khuyên của bác sĩ thì hiệu quả sẽ phản ngược lại.

Giác hơi là liệu pháp giải độc cơ thể được rất nhiều người ưa chuộng, lợi dụng áp suất âm trong dụng cụ giác hơi nhằm gây hiện tượng sung huyết tại chỗ để giải độc cơ thể, chữa bệnh. Những vật dụng dùng để giác hơi bao gồm: Ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ để làm dụng cụ giác cùng với bông, nước ấm hoặc cồn.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Giác hơi: liệu pháp giúp giảm triệu chứng đau, tăng hưng phấn

+ Giác hơi: nguồn gốc, sự phát triển, các kỹ thuật giác hơi

+ Có bao nhiêu phương pháp giác hơi hiện nay, công dụng của giác hơi

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook