Chủ Nhật, 27/03/2022 | 19:49

Giác hơi hay còn gọi là hỏa quán liệu pháp là phương pháp cổ truyền của Trung Quốc. Liệu phát giác hơi có từ thời cổ đại, Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật liệu pháp giác hơi cũng ngày một phát triển hơn, ngày một cống hiến nhiều hơn cho sức khỏe nhân loại. Dù là đây là phương pháp đông y cổ xưa nhưng y học hiện đại cũng đã chứng minh tính hiệu quả và được áp dụng này một rộng rãi

Bác sĩ Hy Lạp Hippocrates, “cha đẻ” của y học, thậm chí còn biên soạn các mô tả về kỹ thuật giác hơi.

LTS. tại Olympic Rio 2016, vận động viên bơi lội huyền thoại người Mỹ Michael Phelps, cùng một số vận động viên nổi tiếng khác để lộ những vết tròn của giác hơi trên cơ thể. Các vận động viên này đã sử dụng phương giác hơi, một phương pháp của y học cổ truyền phương đông để nhanh chóng phục hồi cơ thể.

Theo y học hiện đại

Theo Y học hiện đại, áp suất âm bên trong cốc giác hơi có tác dụng kéo da vào vùng bên trong cốc giác, nhờ vào lực hút (kích thích cơ giới) và nhiệt độ (kích thích nhiệt) giúp các lỗ chân lông mở ra, kích thích sự lưu thông của máu trong lòng mạch, đồng thời còn tạo ra một lỗ thông để loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Bên cạnh đó, môi trường chân không bên trong cốc giác còn giúp các mô giãn nở cục bộ, chính việc này tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào thần kinh dưới da truyền tới các tế bào não, giúp tăng cường miễn dịch của hồng cầu và thực bào của bạch cầu và giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

Không chỉ có tác dụng toàn thân, liệu pháp còn mang đến lợi ích ở vị trí giác hơi. Tại các tổ chức mô, mạch máu khi nhận được sự kích thích sẽ tăng cường tốc độ bài tiết, trao đổi chất cùng với thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông.

Theo y học cổ truyền

Giác hơi giúp hỗ trợ cân bằng âm dương và đẩy lùi tính “hàn” trong các bệnh lý. Điều này giúp loại bỏ đi các tà khí xâm phạm như huyết ứ, phong, hàn, thấp…đồng thời nâng cao chính khí của cơ thể.

Yhocvn.net xin giới thiệu bài viết của BS. CKII. Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM.

Giác hơi là phương pháp phòng và chữa một số chứng bệnh thông qua dụng cụ là ống giác thường được làm bằng các chất liệu như: trúc, sành sứ, thủy tinh. Nguyên lý chữa bệnh giác hơi là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể. Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng sung huyết tại chỗ, có tác dụng phòng và chữa bệnh.

Tác dụng của giác hơi

Theo quan niệm của Đông y, giác hơi dùng lửa cũng có nghĩa là nhiệt nên được sử dụng chủ yếu để chữa các chứng bệnh do hàn (lạnh) gây ra. Nếu dùng giác hơi để chữa các chứng bệnh do nhiệt gây ra thì bệnh chỉ nặng thêm. Thông thường, giác hơi chữa các chứng đau do hàn như: đau bụng, đau lưng, đau vai, đau gáy, đau cổ…

Môi trường chân không trong ống giác kéo da lên trên bên trong của ống giác có tác dụng mở các lỗ chân lông của da, giúp kích thích dòng chảy của máu, cân bằng và điều chỉnh dòng chảy của khí, phá vỡ các chướng ngại vật, và tạo ra một cánh cửa cho độc tố được rút ra khỏi cơ thể.

Giác hơi được sử dụng chủ yếu để điều trị một số bệnh hô hấp như: viêm phế quản, hen suyễn, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa, và một số loại đau. Người ta cũng sử dụng giác để điều trị trầm cảm và làm giảm sưng.

Ngoài các hình thức truyền thống của giác hơi mô tả ở trên, được gọi là giác hơi “khô”, một số người cũng sử dụng phương pháp được gọi là “ướt” hoặc giác “khí”.

Trong giác hơi “khí”, thay vì sử dụng một ngọn lửa để đốt ống giác, ống giác “khí” được áp lên da, và một bơm hút được gắn vào đuôi tròn của ống giác. Bơm này sau đó được sử dụng để tạo ra chân không.

Trong giác hơi “ướt”, da bị chích trước khi đặt ống giác. Khi ống giác được áp vào da và da được hút lên, một lượng nhỏ máu có thể chảy từ vùng lấy máu, được cho là để giúp loại bỏ các chất độc hại và các chất độc khỏi cơ thể.

Giác hơi liệu pháp giúp giảm triệu chứng đau, tăng hưng phấn
Giác hơi liệu pháp giúp giảm triệu chứng đau, tăng hưng phấn

Những người không được giác hơi?

Bệnh nhân có da bị viêm,

Các trường hợp sốt cao hoặc co giật.

Người có bệnh tim, bệnh thận, phổi,

Người bệnh ưa chảy máu, người dễ bị xuất huyết dưới da, suy giảm tiểu cầu, bệnh máu trắng,

Người bị phù toàn thân,

Người mắc bệnh tâm thần giai đoạn tiến triển, suy nhược thần kinh

Những người bị suy nhược cơ thể quá mức

Người mắc bệnh da toàn thân,

Nhười bị giãn tĩnh mạch nơi giác,

Người bị co giật hoặc bị chuột rút, động kinh,

Phụ nữ có thai, đang hành kinh,

Người đang trong tình trạng say rượu, quá mệt mỏi, quá no hoặc quá đói…

Vị trí nên và không nên thực hiện giác hơi trên cơ thể

Liệu pháp giác chỉ nên thực hiện ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn và lớp mỡ dưới da vừa phải.

Không giác ở nơi có mạch máu nông, vùng tim đập, vùng da quá non và có sẹo, vùng mắt, mũi, môi, đầu vú, vùng da nhão có nhiều nếp nhăn.

Không giác hơi ở chỗ giác lần trước nếu vẫn còn dấu vết.

Vùng thắt lưng cùng, vùng bụng dưới và vùng vú của thai phụ, vùng da mất tính đàn hồi…

Địa điểm thực hiện giác hơi

Không nên giác ở ngoài trời, ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh để phòng ngừa cảm nhiễm phong hàn, phong nhiệt.

Tuyệt đối không nên giác ngoài bãi biển, hoặc trong phòng có máy lạnh đang để ở nhiệt độ thấp.

Nên tiến hành thủ thuật trong phòng có nhiệt độ vừa phải và không có gió lùa.

Lưu ý đối với các dụng cụ

Gối, drap trải giường phải sạch sẽ; nếu được mỗi người sử dụng drap riêng để phòng bệnh ngoài da lây lan

Bộ ống giác phải được khử trùng sạch sẽ, nếu được mỗi người nên sử dụng bộ ống riêng.

Tại gia đình nên sử dụng bộ ống giác hút khí thay vì phải dùng lửa đề phòng hỏa hoạn và gây phỏng

Cần kiểm tra ống giác có bị sứt mẻ, nứt vỡ trước khi sử dụng.

Kiểm tra thành miệng ống giác có sắc bén không, có khả năng gây trầy xước không vì lực hút chân không sẽ hằn miệng ống giác lên da người bệnh.

Giác hơi bằng lửa cần chú ý đựng chất đốt riêng trong vật chứa dễ phân biệt, không đổ chất đốt vào một trong các ống giác hơi.

Để chất đốt ở góc riêng xa nơi giác hơi, khi cần sử dụng chất đốt, tiến lại khu vực đó thấm ướt cây mồi lửa rồi tiến đến gần giường người bệnh mới châm lửa.

Trong khi giác, cần chú ý hỏi cảm giác của người bệnh và chú ý quan sát phản ứng tại chỗ và toàn thân của bệnh nhân.

Người bệnh có thể cảm thấy chỗ giác nóng, căng, buồn, ấm áp dễ chịu và buồn ngủ, đó là hiện tượng bình thường, Đông y gọi là đắc khí. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như: choáng váng, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, vã mồ hôi nhiều… cần báo cho kỹ thuật viên ngừng ngay để xử trí kịp thời.

Giác hơi liệu pháp giúp giảm triệu chứng đau, tăng hưng phấn
Giác hơi liệu pháp giúp giảm triệu chứng đau, tăng hưng phấn

Kỹ thuật giác hơi

Phương pháp dùng ống giác:

Cách dán bông: dùng miếng bông thấm nước hình vuông nặng khoảng 1g, nhúng cồn 900 (không nên ướt quá), dán vào giữa thành trong ống, đánh diêm châm cháy, lập tức úp lên trên chỗ phải giác.

Cách giật lửa: dùng panh giữ chặt cục bông thấm cồn đã đốt cháy khua vào trong ống, để cho cồn cháy ở trong ống; rồi giật ra mau, úp lên trên chỗ phải giác.

Thứ tự dùng ống giác:

Chuẩn bị: ống giác, panh, bông gòn, diêm (quẹt), dầu cù là, cao dán, kiểm tra chỗ giác trước khi giác. Trước hết đem ống giác to hoặc nhỏ, so với chỗ phải giác xem có thích hợp hay không.

Ống mới nên xoa một ít vaselin lên miệng ống để tránh khỏi hút mạnh làm da bị thương.

Thời gian nhấc ống: từ 5 – 10 phút, bệnh nhân cảm thấy đau nhiều nên nhấc ống ra sớm.

Khi nhấc ống, tay phải giữ lấy ống, ngón tay trỏ tay trái ấn nhẹ vào da thịt ở bên miệng ống, thì ống rời ra.

Sau khi nhấc ống ra, nên kiểm tra da thịt nơi giác có bị tổn thương.

Khi giác hơi xong, người bệnh cần được nghỉ ngơi trong một thời gian nhất định, tùy theo tình trạng bệnh lý, tránh hoạt động mạnh, không nên tắm rửa ngay, không uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích khác ngay sau giác hơi. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì cần kịp thời báo cho nhân viên y tế để có biện pháp xử lý thích hợp.

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Vận động viên Mỹ dự Olympic chữa bệnh bằng giác hơi

+ Có bao nhiêu phương pháp giác hơi hiện nay, công dụng của giác hơi

+ Ông tự giác hơi tại nhà nhưng không thể lấy cốc xuống, bác sĩ hết cách phải gọi nhân viên cứu hỏa đến trợ giúp

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook