Thứ Ba, 25/09/2018 | 13:59

Nguy hiểm khi nước và thức ăn tràn vào khí quản

Ăn uống vội vàng đôi khi làm sặc thức ăn vào khí quản, phổi. Nếu không kịp thời lấy thức ăn ra sẽ gây tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp cấp, suy tuần hoàn và tử vong.

Khi uống nước, tốt nhất là im lặng mà uống. Nếu vừa uống vừa cười, vừa nói, hay như trẻ vừa khóc lại bị uống nước dễ làm nước tràn vào khí quản. Đúng ra nước được uống phải cháy vào thực quản xuống dạ dày, thì lại nhầm lối vào khí quản xuống phổi.

Vì sao nước lại có thể chảy vào khí quản?

Thực quản và các cơ quan tiêu hóa đều thuộc hệ thống tiêu hóa. Còn khí quản và các tổ chức của phổi thuộc hệ thống hô hấp. Hai ống thực quản và khí quản nằm kề sát nhau ở chỗ yết hầu. Khí quản ở phía trước, thực quản ở phía sau. Phía trên của khí quản, có một miếng sụn mỏng. Động tác nuốt thức ăn hay nước uống chính là động tác đẩy thức ăn xuống thực quản, trong khi buộc đình chỉ tạm thời hô hấp. Động tác đó làm cho toàn bộ yết hầu đưa hướng lên trên làm cho miệng khí quản vừa vặn bị miếng sụn che lấp và thực quản mở rộng đón thức ăn, không đến nỗi thức ăn đi nhầm vào ống khí quản. Nếu không có động tác nuốt, thức ăn chỉ được phép ở trong miệng, không ’’chạy” lung tung hoặc vào khí quản được. Khi đã nuốt xong lại khôi phục việc hô hấp. Yết hầu đi xuống, miếng sụn mỏng đó lại hướng lên, không khí tự do đi vào khí quản. Cho nên khi ăn không vội vàng, không “thao thao bất tuyệt” chuyện nọ, chuyện kia thì không thể có sự cố thức ăn hay đồ uống rơi vào khí quản.

Còn nếu ai vừa uống nước vừa mải say sưa với chuyện hài hước, hoặc như khóc lóc không thôi, các động tác nuốt sẽ rối lên. Bởi vì cùng lúc cười to hít hà khẩn cấp, lại nuốt nước vào, miếng sụn mỏng che lấp khí quản buộc phải đưa lên nghĩa là mở miệng ống khí quản ra. Nước cứ chỗ nào trống là vào, miếng sụn mỏng không sao kịp đóng lại. Thế là một lượng nước có khi cả bột trẻ em lọt vào khí quản. Thật là tai hại phải đẩy nhanh chúng ra, không thì nó lọt sâu vào phổi mất. Thế là ho, ho mang tính phản xạ tự vệ.

Thế nào là ho mang tính phản xạ? Nó sinh ra bằng cách nào?

Sau khi bộ phận khí quản hoặc nhánh khí quản bị kích thích do có vật lạ lọt vào. Nhưng thần kinh được phân bố ở đó, sẽ phát ra những xung động truyền đến tủy sống và thế là một loạt các động tác xảy ra. Trước hết là hít vào một hơi tương đối mạnh, cửa âm thanh cùng lúc đó đóng lại.

Sau đó rất nhanh và mạnh thở bật ra. Sức thở đạt đến mức độ nhất định, làm cửa âm thanh bật mở. Không những phát ra âm mà ta gọi là “ho” mà còn đẩy mạnh những dị vật trong khí quản và yết hầu bay ra ngoài; Tiếp theo là khạc nhổ. Nếu nó lại lọt vào khoang mũi thì hát xì hơi. Cho đến khi đẩy được dị vật ra ngoài mới hết ho. Các động tác đó, mang tính phản xạ tự vệ của cơ thể một cách tự phát. Những mong đừng ai vội vằng cập rập, khi ăn, nói cười vừa phải để mọi người xung quanh cùng đỡ phải gánh chịu những phản xạ không đẹp mắt chút nào này.

Cách phòng tránh thức ăn, nước uống tràn vào khí quản

Đối với trẻ nhỏ:

Đút thức ăn từng muỗng nhỏ, từ từ, chọn thức ăn phù hợp, nhất là thời kỳ ăn giặm. Thận trọng khi trẻ vừa ăn vừa khóc, nói chuyện, hoặc la hét, chơi đùa nghịch ngợm. Trẻ chưa mọc đủ răng hàm thì không cho ăn thức ăn cứng như hạt đậu phộng, trái cây sống còn cứng như mận, ổi, củ cải, cà rốt sống…

Đối với người già:

Không cho ăn vật cứng và khi ăn nên ở tư thế ngồi. Tốt nhất ăn thức ăn xay nhừ. Khi uống nước hoặc ăn thức ăn quá lỏng (dễ gây sặc) phải vừa uống vừa cúi đầu và uống từ từ. Người chăm sóc chú ý động tác nuốt thức ăn hay thức uống của người già. Sau khi người già nuốt xong muỗng trước mới tiếp tục đút muỗng tiếp theo.

Ăn uống vội vàng đôi khi làm sặc thức ăn vào khí quản, phổi. Nếu không kịp thời lấy thức ăn ra sẽ gây tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp cấp, suy tuần hoàn và tử vong.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook