Khi ong đốt, nọc ong chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong sẽ tiết chất độc, bỏ lại luôn phần vòi độc và một phần bụng của chúng. Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine…Nhiễm độc do ong đốt là do bị nhiễm nọc độc của ong. Tùy theo từng loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc như ong mật nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như ong vò vẽ, ong đất.
Trong nọc của ong có nhiều chất cực độc. Bằng những phân tích hóa học, người ta thấy các thành phần độc của nọc ong bao gồm: melittin, apamine, chất làm vỡ dưỡng bào, phospholipaseA2, phospholipases B, hyaluronidase, histamine, dopamine, các monosaccharit, một số lipid và nhiều chất khác. Trong đó nhiều nhất là melittin và phospholipase A2.
Trong các chất trên, chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase và histamine làm giãn mạch, tăng thoát dịch, sưng, phù nề và làm cho chỗ đốt sưng to, đỏ ửng một cách rõ nét. Dopamin là các chất kích thích hệ tim mạch và làm cho nhịp tim đập nhanh, nhất là khi bị nhiễm độc nặng.
Melittin là một loại pep-tit gồm 70 a-xit amin, trong đó có 26 a-xit amin không có liên kết cystein. Đây là thành tố chủ đạo gây ra tan máu và dung giải hồng cầu. Đồng thời, chính melittin cũng là chất có khả năng làm biến đổi điện thế màng ở những cơ quan nhận cảm đau, làm cho người bị đốt có cảm giác đau ngay cả với những kích thích nhỏ nhất.
Apamin là một chất thành phần có khả năng làm bất hoạt bơm can-xi ở màng tế bào, do đó sẽ làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ. Ở một mức độ nào đó nó sẽ gây ra liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và tử vong. Nói chung trong các chất độc, có hai thành phần là apamin và melittin là độc nhất và gây nguy hiểm tính mạng.
Cần làm gì khi bị ong đốt
Nhận điện ong để đánh giá mức độ nguy hiểm (Xem thêm bài để hiểu thêm về các loại ong)
– Bình tĩnh lấy vật nhọn khều kim chích ra
– Tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy kim vì túi độc vì sẽ sẽ vỡ làm cho nọc độc lan tỏa và thấm sâu hơn vào cơ thể.
– Rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng, sau đó đắp khăn lạnh hay túi chườm nước đá lên vùng sưng nề trong khoảng 15-20 phút để làm giảm đau. Không nên đắp trực tiếp nước đá lên chỗ ong đốt.
– Bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.
– Nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan chuyển sang nơi khác; phần bị chích nên để ở vị trí thấp hơn tim. Bó nẹp tay hoặc chân để tránh sự lay động khi di chuyển đến bệnh viện. Nếu cần thiết, có thể tiêm huyết thanh chống độc.
Chưa có bình luận.