Thứ Sáu, 23/10/2015 | 21:47

Không chỉ có trẻ nhỏ mới đi niềng răng, mà giờ đây nhiều người lớn cũng đi chỉnh nha. Nhưng ở người lớn khi làm có những khó khăn nhất định như bị đau hơn, niềng mất gian lâu hơn…

Dưới đây là những khác biệt khi niềng răng giữa người lớn và trẻ nhỏ:

Niềng răng ở người lớn và trẻ em khác nhau như thế nào?

Ảnh minh họa

Người trưởng thành

Trẻ em

Độ tuổi nên niềng răng

Càng sớm càng tốt

7-9 tuổi

Hiệu quả chỉnh nha

Răng gần như hoàn thiện, khoảng trống trên lợi không còn. Răng và hàm cứng gây đau đớn, mất nhiều thời gian và tiền bạc, hiệu quả thấp, thậm chí không như mong muốn.

Răng còn đang di chuyển, xương hàm vẫn còn mềm hơn ở người lớn, vì vậy dễ điều chỉnh sắp xếp răng đều đặn và đạt hiệu quả thẩm mỹ hơn. Chỉnh nha sẽ ít gây đau, hiệu quả cao và ít tốn kém.

Khả năng phải nhổ răng

Đa phần là có nhổ răng. Lý do là ở người trưởng thành, phần lợi trống không còn, thiếu chỗ để sắp xếp răng một cách đều đặn và để có nụ cười đẹp. Vì vậy, nhổ răng là biện pháp cuối cùng.

Răng trẻ vẫn còn phát triển và chưa mọc hết, còn nhiều khoảng trống trên hàm để sắp xếp và điều chỉnh lại vị trí của răng cho phù hợp. Do đó, hầu như trẻ em không phải nhổ răng khi chỉnh nha.

Thời gian chỉnh nha

Đối với người trưởng thành, thời gian trung bình để chỉnh nha thường là từ 20-30 tháng.

Một số trường hợp đơn giản hoặc mong muốn một kế hoạch vừa phải, thời gian sẽ nhanh hơn, từ 9-12 tháng.

Thông thường, ở trẻ em thời gian điều trị chỉnh nha có thể thay đổi từ 18-24 tháng hoặc trong một số ít trường hợp có thể nhanh hoặc lâu hơn. Thời gian điều thích hợp nhất là khác nhau ở mỗi trẻ, tùy thuộc vào phân tích và khám trực tiếp của bác sĩ.

Quá trình chỉnh nha

Có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng cho chỉnh nha ở người lớn bao gồm mắc cài thẩm mỹ, hay khí cụ chỉnh răng bằng một loạt các máng nhựa. Răng khó điều chỉnh, có thể gây đau đớn nhiều hơn, quá trình chăm sóc và bảo vệ răng cần kỹ lưỡng hơn.

Với trẻ em, chỉnh nha có thể áp dụng nhiều giai đoạn như: tiền chỉnh nha, giai đoạn đeo hàm tiền chỉnh hàm rồi mới tới giai đoạn chỉnh nha cố định (bằng phương pháp mắc cài hoặc tháo lắp). Tùy trường hợp nặng nhẹ có thể tiến hành kết hợp 2 phương pháp.

Chăm sóc răng trong và sau chỉnh nha

Vệ sinh răng miệng đúng cách. Dùng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch răng và hệ thống mắc cài.

Lưu ý không ăn các loại đồ ăn cứng, dai, dính.

Ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách, nên yêu cầu bác sĩ sử dụng gel fluor thoa lên răng trẻ hàng tuần và trám bít hố rãnh mặt nhai các răng.

Tâm lý

Có đủ hiểu biết về chỉnh nha và ý thức được tầm quan trọng của nó.

Cần giải thích cho trẻ hiểu, động viên và nhắc nhở trẻ chăm sóc răng miệng, quá trình ăn uống, vui chơi.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook