Các bác sĩ chỉ ra một số yếu tố làm cho bệnh nhân bị bệnh tăng huyết áp bệnh càng nặng thêm hoặc bệnh dễ xuất hiện ở một số người.
Có nhiều yếu tố đe dọa trong tăng huyết áp. Những yếu tố này làm cho bệnh nặng thêm hoặc bệnh dễ xuất hiện hơn.
Tăng huyết áp do ăn mặn
Ăn mặn là ăn nhiều muối quá nhu cầu cần thiết. Trong muối có Natri, Natri giữ nước, gây tăng khối lượng tuần hoàn làm tăng huyết áp.
Trong điều trị tăng huyết áp, người ta áp dụng chế độ ăn giảm muối, nhưng không nên kiêng 1 mặn quá đáng vì chính bệnh nhân tăng huyết áp thải nhiều muối Natri hơn người bình thường.
Kiêng mặn quá đáng sẽ có hại. Hơn nữa ăn kiêng mặn lâu dài làm cho bệnh nhân rất khổ.
Ăn mặn làm tăng huyết áp thì đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh, còn ăn mặn có sinh ra bệnh tăng huyết áp hay không thì chưa có một chứng cứ nào cả.
Tuy rằng, ở người tăng huyết áp, ăn nhạt, huyết áp có giảm xuống. Có những công trình nghiên cứu chứng minh rằng: những người ăn nhạt có tỷ lệ bị bệnh tăng huyết áp thấp (0,7%). Những người ăn mặn vừa, tỷ lệ tăng huyết áp cao (6,8%). Còn những người ăn rất mặn, tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn hẳn (10,5%). Những nghiên cứu ở trong nước cho thấy: Những vùng ven biển ăn mặn có tỷ lệ tăng huyết áp cao rõ hơn ở những vùng đồng bằng và miên núi cao.
Tăng huyết áp do thuốc lá
Trong thuốc lá có Nicotin. Trên súc vật. thực nghiệm thấy thuốc lá gây tăng huyết áp bền bỉ. Bản thân Nicotin gây co mạch, tăng huyết áp, đồng thời Nicotin kích thích tuyến thượng thận gây tăng tiết Catecholamin làm co mạch gây tăng huyết áp. Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tối đa có thể tăng lên 11 lmmHg, huyết áp tối thiểu tăng 9mmHg. Hút nhiều có thể gây tăng huyết áp kịch phát.
Điều tra ở một nhà máy thuốc lá, nơí chịu nhiều bụi thuốc, khói thuốc lá, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp cao hơn ở nơi khác.
Nicotin có vai trò gây co mạch như Adrênalin và cùng kích thích tăng tiết Catecholamin. Carbonoxyt và các chất khác cũng dễ gây tổn thương thành mạch.
Đối với người đã bị bệnh tăng huyết áp rồi thì dứt khoát nên bỏ thuốc, vì sau một lần hút, huyết áp lại tăng lên.
Tăng huyết áp do rượu
Có những ý kiến chưa thống nhất nhưng đa số thừa nhận: Rượu làm tăng huyết áp, làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc chữa tăng huyết áp. Đối với người đã có tăng huyết áp phải kiêng rượu. Rượu gây tăng huyết áp không ổn định, làm tăng huyết áp tối đa ở người trẻ, và làm tăng huyết áp tối thiểu ở người già.
Những ai cho rằng rượu gây giãn mạch và do đó làm hạ huyết áp là không đúng, vì rượu gây giãn mạch tạm thời và không có tác dụng hạ huyết áp.
Ngược lại, nghiện rượu lâu ngày làm rối loạn hoạt động của vỏ não, làm yếu quá trình ức chế dưới vỏ của vỏ não làm nặng thêm quá trình rối loạn thần kinh chức năng.
Bia tuy có độ cồn thấp hơn, nhưng khi uống nhiều cũng tác hại như uống rượu. Có thể tính độ cồn trong bia uống vào theo công thức:
C1.V1 = C2 .V2
Trong đó:
C1: Nông độ côn trong bia
V1: Thể tích bia
C2: Nồng độ cồn trong rượu
V2: Thể tích rượu
Uống một lít bia 10° thì có độ cồn tương đương 0,25lít rượu 40
(l000 ml x 10° = 250ml x 40°)
Tăng huyết áp do thể trạng
Có mối liên quan giữa thể trạng và huyết áp. Người béo dễ bị tăng huyết áp hơn người gầy nhất là những người béo bệu. Tuy nhiên cũng có nhiều người gầy vẫn bị tăng huyết áp. Với những người đã có tăng huyết áp thì nên giảm cân, huyết áp sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, tăng cân không chỉ do ăn nhiều, mà còn do chuyển hóa trong cơ thể, do yếu tố di truyền, do ít vận động.
Người ta thấy rõ có yếu tố di truyền trong tăng huyết áp. Nhiều thống kê cho thấy: Nhiều người tăng huyết áp khi trong gia đình, họ hàng có người khác cũng tăng huyết áp. Hiện nay chưa tìm thấy gen nào quyết định tăng huyết áp. Có lẽ những người trong cùng gia đình, có cùng tập quán và cả những đặc điểm hoạt động thần kinh cao cấp giống nhau hơn nghĩa là có sự gần giống nhau đối với các yếu tố dễ gây tăng huyết áp.
Tăng huyết áp do Stress
Stress là những đả kích mạnh về tâm thần kinh. Tất cả các trạng thái cảm xúc âm tính quá mạnh, kể cả chấn thương tình cảm, sự lo lăng hồi hộp; bồn chồn, thắc mắc v.v… gây tác động lên vỏ thượng thận, làm tăng huyết áp.
Nếu những Stress này kéo dài sẽ gây bệnh tăng huyết áp.
Thí nghiệm trên khỉ, gây những kích thích căng thẳng kéo dài. Những cảm xúc âm tính như làm xung đột giữa các phản xạ ăn uống, tự vệ, sinh dục, gây cho khỉ bực tức mà không thể cuối cùng nhóm khỉ này bị tăng huyết áp kéo dài hàng năm.
Sự căng thẳng thần kinh ở người cũng gây tăng huyết áp đáng kể. Ở vùng động đất người dân khiếp sợ thấy tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 2 lần vùng không có động đất. Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, ở vùng Asokhabat Liên Xô cũ là vùng chiến tranh cực kỳ ác liệt, đời sống căng thẳng tỷ lệ tăng huyết áp gấp 2,7 lần trước khi có chiến tranh. Thành phố Pêterbua trong những năm bị vây hãm căng thẳng, tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn lên rõ rệt so với trước đó. Trong quân đội, những năm đại chiến thế giới thứ hai, huyết áp của lính ở tiền tiêu cao hơn ở hậu phương.
Nghiên cứu hàng chục vạn người tăng huyết áp thấy 88% – 90% số người trong tiêu sử đã từng có giao đoạn, căng thẳng thần kinh, chấn thương thần kinh, trong khi đó nhóm đối chứng tỷ lể này là 63%.
Các tác giả thử nghiên cứu 12 trường hợp bệnh nhân lớn tuổi (ngoài 50 tuổi) có tình huống đã xúc động đột ngột mạnh mẽ giống nhau, thấy có 9 người tăng huyết áp phản ứng, 5 người tăng huyết áp vừa (tăng thêm 20mmHg) trong 1-2 ngày người tăng trên 20mmHg hơn 2 ngày, 3 người huyết áp không hề thay đổi.
Điều đó chứng tỏ: cùng chịu một Stress nhưng phản ứng tăng huyết áp của mỗi người khác nhau. Người có trạng thái thần kinh mạnh và cân bằng có huyết áp ổn định. Người có trạng thái thân kinh yếu và không cân bằng sẽ có huyết áp tảng giao động.
Theo dõi liên tục huyết áp trong ngày thấy có mối liên quan rất chặt chẽ giữa tăng huyết áp và công tác có tính chất căng thẳng, gây bực bội và bê tắc cách giải quyết. Ngược lại, những người hay làm việc rất nhiều nhưng trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ, biết nghỉ ngơi đúng lúc, huyết áp lại không tăng.
Tăng huyết áp do lời nói
Các nghiên cứu đặc biệt cũng cho thấy: lời nói cũng là một yếu tố quan trọng làm xuất hiện cơn tăng huyết áp. Lời nói là yếu tố kích thích mạnh nhất, tập trung nhất gây phản ứng thản kinh mạch máu. Những lời nói cay độc, châm biếm, khích bác, đe dọa, xúc phạm, bị vu cáo, những cuộc cãi vã và xung đột, những căng thẳng kéo dài trong gia đình và cơ quan đều có tác động rất xấu đến huyết áp và dễ gây những cơn tăng huyết áp đột ngột, có trường hợp gây tai biến mạch máu não, thậm chí có trường hợp dẫn tới tử vong.
Đối với những người lớn tuổi, sự căng thẳng thần kinh trí não càng gây tăng huyết áp vì cơ
chế điều hòa thần kinh vận mạch không còn nhạy bén như khi còn trẻ.
Nếu sau sự căng thẳng được nghỉ ngơi thoải mái ngay thì huyết áp nếu có tăng cũng chỉ là tạm thời. Sau đó sẽ trở lại bình thường.
Tăng huyết áp do tiếng ồn
Có nghiên cứu đã chứng minh rằng: những người ở phố suốt ngày ồn ào, có tiếng động cơ inh tai nhức óc, lo lắng bị tai nạn, người ở gần trạm thử động cơ thì tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp bốn lần so với những nhóm chứng.
Người ta cũng dùng tiếng động để gây căng thẳng thần kinh tạo tăng huyết áp thực nghiệm ở chuột và một số súc vật khác.
Ở những người làm việc thiếu kế hoạch, công việc bê bộn, không biết việc gì làm trước việc gì làm sau, luôn luôn lo lắng, làm sót làm sai công việc, không có giờ giấc lao động thích hợp, không phân biệt giờ lao động, giờ nghỉ ngơi, rối loại cả việc ăn ngủ, nghỉ, những người này dễ tăng thêm huyết áp.
Tăng huyết áp do nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp dễ bị tăng huyết áp hơn như người lao động trí óc, tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn người lao động chân tay. Một điều tra trên bốn vạn người, thấy những người làm nghề kế toán thống kê, phân loại tiền, kiểm soát, sửa bản in, nhân viên điện thoại, bác sĩ giải phẫu, cán bộ lãnh đạo hành chính, thợ nổ mìn, có tỷ lệ huyết áp cao hơn nhóm người khác. Điều này hợp lý vì các nghề nghiệp trên dễ gây ra căng thẳng về thần kinh.
Sự căng thẳng thân kinh mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại sẽ gây ra kích thích tiềm tàng ứ đọng tu đó dẫn tới rối loạn thần kinh chức năng.
Theo thuyết thần kinh nguyên (Nevrogène)
trong quá trình hình thành bệnh tăng huyết áp có yếu tố thần kinh chức năng, và nhiều yếu tố khác nữa.
Tăng huyết áp có hai loại:
Tăng huyết áp tiên phát là tăng huyết áp không rõ nguyên nhân
Tăng huyết áp thứ phát là tăng huyết áp tìm được nguyên nhân
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.