Thứ Hai, 05/06/2017 | 21:30

Những sự thật dưới đây có thể khiến bạn phải cân nhắc mỗi khi quyết định thưởng thức món ăn khoái khẩu này.

Những sự thật về thịt chó

1. Ai không nên ăn thịt chó?

  • Người mắc bệnh đau dạ dày, trao đổi chất kém
  • Người lớn tuổi, huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, thai phụ
  • Người huyết áp thấp, hay đau đầu, bệnh tim, gan, thận yếu

Bác sĩ Nguyễn Văn Long, Bệnh viện Lão khoa, cho biết thịt chó chứa lượng đạm cao. Người bị bệnh gout, cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu ăn thịt chó sẽ bị đau, bệnh nặng hơn do dư axit uric. Với thai phụ, món ăn này có thể dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật.

Những sự thật về thịt chó

2. Thịt chó không nên ăn cùng?

  • Thịt dê, lòng trâu, tỏi, cá chép
  • Thịt gà, thịt lợn, thịt bò
  • Thịt thỏ, thịt vịt, thịt rắn

Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam, cho hay thịt chó nên kiêng ăn cùng thịt dê, lòng trâu, tỏi, cá chép. Hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, tích nhiệt, tả lỵ.

Những sự thật về thịt chó

3. Những bệnh có thể mắc phải khi ăn thịt chó?

  • Bệnh dại, nhiễm ấu trùng sán, rối loạn đông máu, xơ gan, suy thận
  • Bệnh dạ dày mãn tính, viêm gan, viêm phổi
  • Bệnh huyết áp cao, đau tim, đau xương khớp

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội khuyến cáo chó có thể mắc bệnh dại – căn bệnh rất nguy hiểm. Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán, rối loạn đông máu do ăn thịt chó bị bả, xơ gan, suy thận.

Những sự thật về thịt chó

4. Các loại ấu trùng, giun, sán có thể bị nhiễm từ thịt chó sang người?

  • Giun kim, giun móc, giun tóc
  • Giun lươn, giun đũa chó, mèo
  • Toxicara Canis, ấu trùng sán Echinnococcus Granulosus, ấu trùng sán Spirometramansoni, hay Spirometra Erinacei, sán Dipylldium Canium,…

Theo số liệu thống kê cho thấy, các loại sán, giun, ấu trùng có thể nhiễm từ thịt chó qua người như Toxocara Canis, ấu trùng sán Echinococcus Granulosus, ấu trùng sán Spirometramansoni, hay Spirometra Erinacei, sán Dipylldium Canium…

Những sự thật về thịt chó

5. Sán chó nguy hiểm thế nào?

  • Gây mù, thần kinh điên loạn, u nang tại nhiều cơ quan, làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, cơ thể kiệt sức, thiếu hụt dinh dưỡng
  • Gây đau bụng kéo dài, ăn không ngon miệng, sụt cân, hoa mắt

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Phòng khám Đa khoa Ánh Nga, Chuyên khoa Ký sinh trùng Sài Gòn, chia sẻ ông từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân có khối u trong phổi và não chứa rất nhiều sán chó đang ngoe nguẩy do lây nhiễm từ chó. Lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) có thể gây mù mắt, gây chứng điên loạn hoặc suy yếu các bộ phận nơi sán trú ngụ khác như gan, lách, phổi. Người bệnh có thể tử vong do nhiễm trùng.

Những sự thật về thịt chó

6. Thịt chó nấu chín diệt được hoàn toàn virus dại?

  • Không
  • Vẫn có nguy cơ lây nhiễm

“Về nguyên tắc, virus dại sẽ chết nếu được nấu chín hoàn toàn. Tuy nhiên trong quá trình mang chó về, người ta không phân biệt được con nào bị dại, con nào không. Nước dãi của chó chứa các virus dại, dễ rơi rớt sang các chỗ khác như quần áo của người giết, dao thớt, qua ruồi rồi rơi vãi vào thức ăn gây hiện tượng nhiễm chéo. Đặc biệt, tiết canh chó còn nguy hại hơn thịt chó rất nhiều vì đó là thực phẩm sống”, PGS.TS Thịnh khuyến cáo.

Những sự thật về thịt chó

7. Thời gian ủ bệnh dại trong bao lâu?

  • Khoảng 1-3 ngày
  • Trung bình từ 3-4 tháng
  • Trung bình từ 10 ngày đến 2 năm

TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết, bệnh dại có thời gian ủ bệnh trung bình từ 10 ngày đến 2 năm khiến việc điều trị khó khăn.

Những sự thật về thịt chó

8. Chó đã được tiêm vắc xin có gây nguy hiểm cho người ăn thịt?

  • Không

Chó đã được tiêm vắc xin cũng gây nguy hiểm cho người ăn thịt.Đối với những con chó này, hàm lượng vắc xin dại trong thịt rất cao, đủ sức gây yếu, tê liệt hệ thần kinh trung ương người ăn theo thời gian.

Phương Anh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook