Thứ Năm, 07/12/2017 | 14:38

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khoẻ mạnh mang oxy đi khắp cơ thể. Máu có tác dụng cung cấp dinh dưỡng, bảo vệ hô hấp, điều hoà thân nhiệt… cùng các chức năng khác. Do đó việc cung cấp đủ máu là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người.

Những đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu

Theo số liệu một báo cáo phân tích dữ liệu độc lập, đa số phụ nữ trong nhóm tuổi 18-45 đã được phát hiện bị các loại thiếu máu.

Những người có nguy cơ cao bị thiếu máu là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ hoặc phụ nữ mang thai. Ngoài ra, những người có chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là chế độ ăn thiếu sắt cũng có nguy cơ bị thiếu máu.

Phụ nữ, trẻ nhỏ, trẻ sinh non…là những đối tượng dễ bị thiếu máu

Nguy cơ thiếu máu cũng xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt.

Đối với người ăn chay và không ăn nhiều thực phẩm chứa sắt (hoặc thay thế thịt với những thực phẩm chứa sắt) thì nguy cơ bị thiếu máu cũng tăng.

Ngoài ra, thiếu máu có thể là dấu hiệu nặng của những bệnh như ung thư, bệnh thận và nhiều bệnh lý khác.

Những biểu hiện của bệnh thiếu máu

– Da xanh, hoa mắt chóng mặt.

– Đau đầu, trí nhớ giảm sút.

– Tính tình hay cáu gắt, giấc ngủ bị rối loạn.

– Trên tim mạch có thể có biểu hiện hồi hộp, đánh trống ngực, có thể có đau ngực. Biểu hiện này tăng lên khi vận động và lao động nặng.

– Cơ quan tiêu hóa có biểu hiện đau bụng, rối loạn tiêu hóa, táo lỏng thất thường, có thể đầy bụng chậm tiêu.

Phương pháp phòng tránh thiếu máu

– Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, luôn thay đổi.

– Ăn các thực phẩm giàu sắt, folat và vitamin B12. Nguồn sắt tốt nhất là thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, đậu đỗ, ngũ cốc, lúa mì toàn hạt, mì sợi, rau lá xanh thẫm.

– Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

– Tập luyện thể thao, tăng cường sức khỏe.

– Nên đến bệnh viện khi có các biểu hiện của bệnh.

Theo vtv

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook