Thứ Sáu, 04/09/2015 | 00:09

Canxi là dưỡng chất thiết yếu giúp xương phát triển chắc khỏe, dẻo dai, tuy nhiên nếu bổ sung không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Xương trẻ em thường nhỏ hơn xương người lớn, chứa nhiều vùng xương tăng trưởng bao gồm các tế bào sụn. Khi trẻ bước vào giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, các tế bào sụn trong cơ thể sinh sản nhanh, ngày càng dài, chắc và chứa nhiều khoáng chất hơn.

Ở giai đoạn này, trẻ cần được bổ sung Canxi, Collagen, Chondroitin và những dưỡng chất khác. Trong đó, việc bổ sung Canxi có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bổ sung Canxi không đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của của trẻ.

Thiếu Canxi và hậu quả đối với khung xương

Thiếu canxi, trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Thiếu Canxi kéo dài sẽ cản trở quá trình phát triển, khiến trẻ chậm lớn, có nguy cơ bị còi xương ngay cả khi đã bước vào tuổi dậy thì. Quá trình lão hóa xương diễn ra sớm, trẻ dễ mắc hàng loạt các dị tật về xương như cong vẹo cột sống, lưng gù, ngực lép, chân đi hình chữ bát…

Cha mẹ nên đưa bé đi khám nếu có các dấu hiệu thiếu Canxi như sau:

– Bé hay giật mình, quấy khóc khi ngủ, khóc kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

– Tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm

– Chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…), có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống.

– Mặt xuất hiện dấu hiệu đỏ hoặc tím.

– Co cứng toàn thân, khó thở, nôn trớ.

– Trường hợp nặng, bé thở nhanh, nhịp tim tăng mạnh, thậm chí suy tim.

Hậu quả của thừa Canxi

Khi lượng Canxi không được hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magiê, photpho… Canxi nếu không được vận chuyển tối đa vào xương mà tồn tại quá nhiều trong máu sẽ gây xơ vữa động mạch (bệnh tim mạch), vôi hóa mô mềm tạo nhiều nếp nhăn trên da.

Nguy hiểm hơn, thừa Canxi có thể khiến trẻ bị thấp còi. Nếu hàm lượng Canxi trong máu tăng cao, Canxi sẽ đi vào xương nhiều hơn làm cốt hóa xương sớm, hạn chế sự phát triển xương, trẻ có thể bị lùn hoặc ngừng phát triển chiều cao.

Cha mẹ nên đưa bé đi khám nếu có các dấu hiệu thừa Canxi như sau:

– Táo bón, đau bụng, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn.

– Đau xương, đau cơ.

– Rối loạn nhịp tim.

– Khát nước, tiểu nhiều, đi tiểu ra sỏi, đi tiểu ra máu.

Bổ sung Canxi đúng cách cho trẻ

Để khung xương của con chắc khỏe, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng Canxi như trên qua chế độ ăn uống hàng ngày. Dưới đây là thực đơn tham khảo đảm bảo cung cấp Canxi cho nhóm tuổi 8 – 11:

– Sáng: cháo sườn, cháo cá rô đồng rau cải hoặc súp gà ngô non đậu phụ, 1 cốc sữa tươi.

– Trưa: cơm gạo lứt, trứng tráng thịt băm, canh ngao nấu rau cải.

– Chiều: bánh gạo, 1 cốc sữa tươi hoặc sữa chua.

– Tối: cơm gạo lứt, tôm xào cải bó xôi, canh cua khoai sọ.

Cha mẹ có thể thay đổi thực đơn hàng ngày để giúp bé ngon miệng, đảm bảo các thực phẩm giàu Canxi như: tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu, bông cải xanh…

Bổ sung lượng Canxi vừa đủ sẽ giúp xương bé phát triển chắc khỏe.

Lượng Canxi cần hấp thu vào cơ thể trong một ngày thay đổi theo giới tính và độ tuổi. Trong trường hợp chế độ ăn không đảm bảo lượng thực phẩm như trên thì có thể bổ sung canxi cho trẻ với liều lượng theo khuyến nghị của Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Úc như sau:

– Nữ thiếu niên 8 – 11 tuổi là 900mg; 12 – 15 tuổi là 1.000mg; 16 – 18 tuổi là 800mg trong một ngày;

– Nam thiếu niên 8 – 11 tuổi là 800mg; 12 – 15 tuổi là 1.200mg; 16 – 18 tuổi là 1.000mg trong một ngày.

Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đủ Canxi cùng Vitamin D3, MK7 là cách cha mẹ giúp con tránh xa những căn bệnh nguy hiểm về xương khớp để có được bộ xương chắc khỏe, dẻo dai suốt cuộc đời.

Quá trình phát triển của xương không chỉ cần Canxi mà còn cần thêm các khoáng chất khác như Magie, Mangan, kẽm, đồng, Boron, Silic, Chondrotin, Acid folic, DHA, đặc biệt là Vitamin D3 và MK7. Trong đó, vitamin D3 là chất dẫn truyền Canxi vào cơ thể, giúp tăng hấp thu Canxi qua thành ruột và dẫn Canxi tới nơi cần gắn vào hệ xương. MK7 là yếu tố cần để kích hoạt protein Osteocalcin từ dạng bất hoạt sang dạng hoạt động, có khả năng gắn và đưa Canxi vào khung xương. MK7 giúp “đặt” Canxi vào đúng chỗ cần (xương và máu) và “kéo” Canxi ra khỏi chỗ nguy hiểm (vôi hóa thành mạch, vôi hóa các mô mềm). Như vậy, sự kết hợp không thể tách rời của Canxi, vitamin D3 và vitamin K2 (MK7) sẽ đảm bảo hệ xương được hình thành chắc khỏe, giúp cơ thể đạt mức tăng trưởng tối đa.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook