Thứ Sáu, 14/09/2018 | 22:14

Nguyên tắc chính điều trị tăng huyết áp cấp cứu và các thuốc được lựa chọn

Tình trạng cấp cứu về tăng huyết áp (Emergency) là tình trạng phải hạ huyết áp ngay sau một giờ để phòng các tổn thương nặng nề cho các cơ quan và có thể tử vong (golberger), trong trường hợp này huyết áp tâm trương thường cao trên 120mmHg. Tăng huyết áp khẩn trương (urgency) là tình trạng gần như tăng huyết áp cấp cứu, phải hạ huyết áp trong vòng 24 giờ.

Nguyên tắc chính trong điều trị tăng huyết áp cấp tính

– Làm hạ huyết áp càng nhanh càng an toàn càng tốt.

– Mức huyết áp cần giảm phụ thuộc tình trạng lâm sàng: như trong phình bóc tách động mạch chủ hoặc, dùng chất ức chế men MAO.

– Có cơn tăng huyết áp đột ngột, thì huyết áp tâm thu có thể hạ xuống tới 110-120mmHg. Nếu không có bệnh về não, tim, thận.

Nếu bệnh nhân đã có bệnh mạch vành huyết khối não gần đây trong vòng 6 tuần, thì việc giảm huyết áp đến mức bình thường có thể nguy hiểm vì gây ra hoặc làm nặng thêm thiểu năng mạch vành, thiểu năng tuần hoàn não. Nên giữ huyết áp tâm thu 160-180mmHg, huyết áp tâm trương / l00-ll0mmHg.

Tốc độ hạ huyết áp, số lượng thuốc, số loại thuốc dùng tuỳ thuộc từng bệnh nhân.

Khi điều trị cấp cứu cần được tiêm thuốc đường tĩnh mạch; bệnh nhân được theo dõi ở trong những khoa cấp cứu hồi sức trong bệnh viện.

Các thuốc được chọn điều trị tăng huyết áp cấp cứu

– Sodium Nitroprusside, thuốc giãn mạch tiếp, là thuốc tốt nhất trong điều trị tăng huyết áp cấp cứu. (Golberger). Huyết áp thường hạ đến mức mong muốn trong vòng 20 – 40 phút, ngoại trừ trường hợp có thai.

Ống 50mg + huyết thanh ngọt, ưu trương 500ml, nhỏ giọt tĩnh mạch 0.5mg/kg/phút.

Chống chỉ định: suy gan, thận, có thai.

– Diazoxit: Là thuốc giãn mạnh trực tiếp. Lần đầu tiêm tĩnh mạch 300mg nhưng vì gây tụt huyết áp nhanh nên phải tiêm từ từ 50-100mg trong 30 giây, sau 10 phút lại lặp lại một lần.

Nên kèm theo Furosemit đề phòng ứ đọng Natri. Cần chú ý khi bệnh nhân bị bệnh mạch vành.

– Labetalol: Chặn cả Anpha và Beta giao cảm, đồng thời cũng là chất giãn mạch trực tiếp. Sau khi tiêm tĩnh mạch, huyết áp hạ nhanh và kéo dài 4-6 giờ.

Liều tiêm tĩnh mạch: 50mg/phút. Sau 5 phút tiêm nhắc lại một lần. Khi đã đạt được huyết áp như mong muốn, thì dùng liều duy trì bằng đường uống 150-300mg/ngày.

Dạng thuốc: + Viên: 100 – 200 – 400mg

+ Ống: l00ml, 20ml

– Captopril: là thuốc ức chế men chuyển dạng Angiotensin; trong cấp cứu chủ yếu dùng cho cơn tăng huyết áp do thận ở bệnh nhân xơ cửng bì.

– Phentolamin: là thuốc chặn anpha giao cảm dùng trong cơn tăng huyết áp do u tuỷ thượng thận hoặc tình trạng phóng thích đột ngột Cathecholamin do dùng thuốc ức chế MAO hoặc tăng huyết áp dội ngược sau khi dùng chlonidin.

Dạng thuốc: Ống 5mg, viên 50mg.

– Hydralazin: Là thuốc giãn mạch trực tiếp, tác dụng không bền, viên: 10-25mg, ống 25mg tiêm tĩnh mạch chậm 1/4 ống trong 2 phút. Liều duy trì 25-S0mg/ngày.

– Trimethaphan Camsylate: Là thuốc liệt hạch. Ngày nay là thuốc đầu tiên để điều trị phình bốc tách động mạch.

– Nitroglycerin: Truyền tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu tăng huyết áp cấp tiến triển trước trong hoặc sau phẫu thuật bắc cầu (bypass) mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim.

– Clonidin: ức chế giao cảm anpha trung ương, làm giảm hiệu quả giao cảm ngoại vi, không làm tăng nhịp tim hoặc cung lượng tim.

– Nijedipin (Adalat): Tác dụng chặn dòng Canxi vào tế bào cơ trơn thành mạch gây giãn mạch hạ huyết áp.

Giảm huyết áp trọng vòng 30 phút, kéo dài 6 – 8 giờ. Có loại tác dụng chậm và loại tác dụng nhanh. Viên nhộng l0mg cắn ngậm tác dụng nhanh, có thể dùng viên thứ 2 nếu viên đầu chưa làm hạ huyết áp.

– Furosemit: ống 20 – 40mg

Trong trường hợp tăng huyết áp ác tính có suy tim, phù phổi cấp, và trong trường hợp có ứ natri, ứ nước nên dùng.

Liều có thể dùng tới l00mg trong 1 – 2 phút: tiêm tĩnh mạch

Fursemit làm lợi tiểu, giảm khối lượng tuần hoàn, hạ huyết áp.

Nhưng với một số bệnh nhân tăng huyết áp ác tính mà có thể tích huyết tương thu lại (Contracted), tình trạng co mạch dữ dội, lượng Aldosletol tăng thì việc dùng Furosemit tiêm tĩnh mạch có thể làm cho bệnh nhân nặng hơn.

Trong điều trị cấp cứu tăng huyết áp, Furosemit chỉ được coi như là một thuốc hỗ trợ, bởi vì nó có nhiều tác dụng phụ khi tiêm tĩnh mạch.

Trong tăng huyết áp khẩn trương, phải hạ huyết áp trong vòng 24 giờ, nên dùng đường uống lợi hơn.

Các thuốc sau đây được chọn dùng (thường dùng đường uống)

– Labetalol

– Captoprin

– Clonidin

– Nifedipin.

Bảng thuốc điều trị các loại cơn tăng huyết áp (Theo Lowenthal)

Cơn tăng huyết áp Thuốc được chọn

Thuốc cần tránh hoặc dùng thận trọng

– Tăng huyết áp tiến triển nhanh ác tính

– Bệnh não do tăng huyết áp

 

– Sodium Nitropnlsside

– Diazoxide

– Hydralazin

– Sodium – Nitroprusside

– Trimethaphan

– Tất cả chất chặn giao cảm. Methyldopa, Chlonidi, Reserpin

– Tất cả các chất chặn giao cảm.

– Tất cả các chất chặn giao cảm.

 

– Cơn tăng huyết áp do phóng thích Cathecolamin do u tuỷ thượng thận, do thuốc. – Phentolamin

– Sodium – Nitropnisside

 

– Cơn tăng huyết áp kèm theo xuất huyết nội sọ hoặc dưới màng nhện – Phenoxybenzamin

– Sodium- Nitroprusside

– Trimethaphan

 

– Cơn tăng huyết áp kèm theo phù phổi cấp, suy tim trái. – Ffiirosemit: tinh mạch

– Ethacrynicadd: tĩnh mạch

 

Diazoxide

Hydralazin

 

– Tăng huyết áp kèm theo rối loạn về thận cấp tính hoặc sản giật. – Sodium Nitroprusside

– Methyldopa.

– Diazoxide

 

– Phình bóc tách động mạch chủ Tất cả chặn giao cảm

– Sodium Nitroprụsside

– Triiriethaphaxi

Diazoxide

Hydralazin

 

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook