Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:57

Theo Viện Lâm sàng và Các bệnh nhiệt đới Quốc gia, năm 2010 cả nước có 411 ca phơi nhiễm HIV theo nhiều nguồn lây khác nhau: do nghề nghiệp, do dùng bao cao su không an toàn hay do vô tình dẫm phải kim tiêm của người nhiễm ADIS.

Theo Viện Lâm sàng và Các bệnh nhiệt đới Quốc gia, năm 2010 cả nước có 411 ca phơi nhiễm HIV. Hiện nay, không chỉ những người trực tiếp chăm sóc, điều trị, chữa bệnh hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên ngành y tế hay công an mới có nguy cơ phơi nhiễm HIV mà bất cứ người dân nào cũng có nguy cơ này do tình trạng bơm kim tiêm vứt bừa bãi trong một số khu vực dân cư hay kẻ nghiện ngập liều lĩnh dùng kim tiêm uy hiếp người dân.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế thì phơi nhiễm HIV là thuật ngữ dùng để chỉ sự tiếp xúc niêm mạc hay da không nguyên vẹn với máu, mô hay các dịch cơ thể khác có nguy cơ lây nhiễm HIV. Như vậy, trong cuộc sống có thể gặp phải những trường hợp được gọi là phơi nhiễm HIV do:

– Bị kim đâm vào khi làm thủ thuật y tế tiêm truyền hoặc lấy máu làm xét nghiệm.

– Vết thương do dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn đã dùng cho người nhiễm HIV/AIDS chọc, đâm vào gây chảy máu.

– Bị tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

– Máu, chất dịch của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương, vào niêm mạc (mắt, mũi, họng).

– Bị người khác dùng kim tiêm đã sử dụng có máu (có chứa virus HIV) đâm vào, hoặc những người trong khi làm nhiệm vụ (công an, bác sỹ…) cấp cứu tai nạn giao thông, bắt tội phạm…

Trong trường hợp không may gặp những rủi ro này, người trong cuộc rất hoảng loạn và không biết xử lý thế nào. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người bị phơi nhiễm HIV cũng đồng nghĩa với việc bị nhiễm HIV. Điều này còn tuỳ thuộc vào từng hành vi cụ thể và mức độ nguy cơ của những hành vi đó. Trong trường hợp gặp rủi ro, việc xử lý sau phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp hạn chế được những nguy cơ lây nhiễm HIV.

Sơ cứu khẩn cấp:

Để máu tự chảy tự động trong khoảng 5 đến 10 phút dưới vòi nước

Dùng xà phòng và dung dịch sát khuẩn sau đó

Đến cơ sở y tế có uy tín để làm các xét nghiệm tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virus HIV còn có công hiệu.

Lưu ý:

Thời điểm tốt nhất để thuốc kháng HIV có công hiệu là trong khoảng thời gian 72 giờ tính từ thời điểm bị thương.  Trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị phơi nhiễm thuốc kháng virus có tác dụng 100%, tỉ lệ này sẽ giảm dần trong khoảng thời gian sau đó. Sau 72 giờ kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, thuốc hầu như không có hiệu quả. Do vậy người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virus HIV còn có công hiệu.

Đối với trường hợp âm tính với HIV, có thể được chỉ định uống thuốc kháng virus HIV và phải tái khám trong vòng 3 – 6 tháng để xác định có virus HIV trong cơ thể hay không. Một số trường hợp vết thương ngoài da nhưng không sâu, không bị chảy máu …bác sĩ xác định nguy cơ phơi nhiễm HIV thấp sẽ không phải uống thuốc kháng virus HIV.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook