Thứ Ba, 16/05/2017 | 13:38

Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng loét dạ dày lại đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là vấn đề tiêu hóa. Sau đây là một số nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà bố mẹ nên biết.

Nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là gì?

Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Bệnh được chia làm 2 loại: tiên phát và thứ phát. Trong đó, hay gặp nhất là loét dạ dày thứ phát, do các tác nhân gây ảnh hưởng cấp tính đến niêm mạc dạ dày.

Loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên. Sau khi xâm nhập cơ thể qua đường ăn uống như nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, nguồn nước…, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn đồng thời làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng.

 

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

  • Stress: Trẻ bị áp lực về học tập, gia đình, trẻ vừa trải qua chấn thương, trẻ thức khuya, … có nguy cơ loét dạ dày – tá tràng cao hơn những trẻ khác.
  • Trẻ có thể có dấu hiệu của bệnh loét dạ dày – tá tràng khi còn trong bụng mẹ.
  • Trẻ bị lây từ bố hoặc mẹ bị bệnh loét dạ dày thông qua đường ăn uống.
  • Trẻ bị ép ăn uống quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc ăn nhiều chất chua, cay, mặn dễ dẫn đến loét dạ dày – tá tràng.
  • Trẻ bị loét do dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt vượt quá liều lượng quy định.

Triệu chứng loét dạ dày tá tràng

  • Đau bụng: là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ. Trẻ có thể thấy đau vùng thượng vị hoặc quanh rốn, đau sau khi ăn hoặc vào lúc gần trưa, chiều. Cơn đau có thể lâm râm, âm ỉ nhưng cũng có khi đau bỏng rát vùng thượng vị. Các cơn đau này có thể bị nhầm với cơn đau do giun gây nên. Do đó, các loại thuốc tẩy giun sẽ không có tác dụng trong trường hợp này. Cơn đau có thể kéo dài hàng giờ, và âm ỉ suốt hàng tuần, thậm chí hàng tháng nếu không được phát hiện.
  • Nôn: trẻ dưới 2 tuổi khi bị loét dạ dày- tá tràng sẽ bị nôn kèm theo chảy máu dạ dày, chán ăn, chậm lớn. Trẻ lớn hơn ít gặp tình trạng này nhưng cũng dễ gây chán ăn.
  • Thiếu máu: Quá trình đau dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa. Nếu vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc sẽ gây xuất huyết ồ ạt dẫn tới thiếu máu cấp tính.

Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng loét dạ dày tá tràng ở trẻ mà mọi người nên biết. Hãy có hiểu biết về bệnh và nhận ra nó sớm nhất để có thể phòng và điều trị bệnh hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook