Thứ Bảy, 10/11/2018 | 14:04

Là tình trạng tim không còn khả năng cung cấp (bơm) đủ máu và oxy đến nuôi các tế bào của cơ thể, cũng như để đảm bảo cho các tế bào, phủ tạng hoạt động. Khi đó, lượng máu còn ứ đọng nhiều trong buồng tim sẽ làm gia tăng áp lực trong buồng tim và áp lực này sẽ lan truyền ngược về phía sau (lan truyền ngược về phía tĩnh mạch). Do đó, các mô trong cơ thể sẽ bị thiếu ôxy mà bình thường lượng ôxy này do máu chuyên chở đến. Sự lan truyền áp lực ngược về phía tĩnh mạch sẽ gây gia tăng áp lực thuỷ tĩnh dẫn đến sự tích tụ dịch tại nhiều phần khác nhau của cơ thể như là ở phổi, chân, mắt cá chân và ở gan.

Triệu chứng bệnh suy tim

+ Suy tim có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng.

+ Xung huyết phổi gây ho khan liên tục hoặc thở khò khè.

+ Ứ dịch và nước gây nên phù ở mắt cá, chân, bụng…và tăng cân.

+ Mệt, chóng mặt, yếu: Giảm lưu thông máu đến não có thể gây chóng mặt hoặc lú lẫn.

+Nhịp tim nhanh và không đều: Tim sẽ cố gắng đáp ứng với tình trạng thiếu cung cấp máu cho cơ thể bằng cách đập nhanh lên để cung cấp đủ máu cho cơ thể.

Nguyên nhân bệnh suy tim

– Những yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh suy tim

+ Bệnh tiểu đường;

+ Béo phì;

+ Hút thuốc;

+ Tăng huyết áp (cao huyết áp);

+ Trầm cảm;

+ Rối loạn giấc ngủ;

+ Rượu hoặc ma túy;

+ Một số phương pháp điều trị ung thư.

– Những bệnh đẩy nhanh quá trình suy tim

+ Đối với bệnh lý động mạch vành:

Nếu động mạch vành bị hẹp nặng hoặc bị tắc nghẽn thì tim sẽ bị thiếu hụt ôxy và các dưỡng chất.

+ Đối với nhồi máu cơ tim:

Nhồi máu cơ tim làm tổn thương cơ tim, tạo nên sẹo của một vùng cơ tim bị nhồi máu và làm cho nó mất các chức năng.

+ Đối với bệnh lý cơ tim:

Đây là bệnh không phải do nguyên nhân từ động mạch hoặc từ vấn đề lưu thông máu, ví dụ như bệnh cơ tim do nhiễm trùng, do rượu hoặc do nghiện ma túy. Tình trạng tim bị quá tải: Các tình trạng như cao huyết áp, bệnh lý van tim, bệnh lý tuyến giáp, bệnh thận, tiểu đường, dị tật tim bẩm sinh đều có thể gây suy tim.

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán bệnh suy tim

Để chẩn đoán suy tim, bác sĩ sẽ nêu cho bạn một số câu hỏi:

+ Liệu bạn có bất kỳ bệnh nào khác như tiểu đường, bệnh thận, đau thắt ngực (đau ngực), tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh mạch vành, hoặc các vấn đề tim mạch khác;

+ Bạn có tiền sử gia đình nào về bệnh tim hoặc đột tử;

+ Bạn có hút thuốc hoặc sử dụng thuốc lá;

+ Bạn có uống rượu hay không và lượng rượu mà bạn uống;

+ Bạn đã được điều trị bằng hóa trị và/hoặc xạ trị;

+ Những thuốc nào mà bạn đang dùng.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, điện tâm đồ, test gắng sức, vv….

Những phương pháp điều trị suy tim

Cho đến nay, chưa có thuốc chữa khỏi suy tim mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp mọi người sống tích cực hơn. Để giúp bạn kiểm soát huyết áp và hoạt động bơm máu của tim, các bác sĩ có thể kê toa thuốc, bao gồm:

+ Thuốc ức chế men chuyển;

+ Thuốc ức chế thụ thể;

+ Thuốc chẹn thụ thể beta;

+ Thuốc lợi tiểu;

+ Thuốc đối kháng aldosterone;

+ Inotropes.

Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

+ Sưng phù vùng chân, mắt cá chân hoặc bụng;

+ Không có khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày;

+ Ho vào ban đêm;

+ Lẫn lộn hoặc bồn chồn;

+ Mất nước;

+ Tức ngực;

+ Nhịp tim nhanh (trên 120/phút trong khi nghỉ ngơi).

Cách phòng chống bệnh suy tim

+ Ở người suy tim, nếu phù nhẹ chỉ được ăn muối ở mức 5 gr/ngày. Nếu phù nhiều chỉ được ăn muối 1 gr/ngày. Hạn chế uống nước, chỉ uống nửa lít đến 1 lít nước/ ngày.

+ Ăn nhiều rau xanh, trái cây, không ăn mỡ động vật, hoặc dầu dừa, hạn chế ăn đồ chiên xào, nên ăn nhiều cá, thịt nạc, thịt bò.

+ Nghỉ ngơi là rất cần thiết để giảm gánh nặng cho tim. Nghỉ ngơi về tinh thần là cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân có tâm trạng thoải mái, không lo nghĩ, không buồn phiền, không tức giận, không sợ hãi…

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc bệnh suy tim

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh suy tim:

+ Năng động hơn

+ Không hút thuốc lá

+ Kiểm soát căng thẳng

+ Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép

+ Có một chế độ ăn uống lành mạnh

+ Hạn chế ăn nhiều cholesterol

+ Kiểm soát bệnh tiểu đường

Có khoảng 10.000 người được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, với 1/2 người mắc bệnh dưới 40 tuổi.

Một xét nghiệm mới để phát hiện bệnh suy tim có tên NT-ProBNP đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thông số NT-proBNP có vai trò quyết định trong vấn đề sàng lọc bệnh suy tim và bệnh mạch vành. Tại Việt Nam, xét nghiệm này đã được triển khai tại bệnh viện Tim Mạch Quốc Gia, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim TP.HCM…

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook