{sapo}
Ăn chay trường theo trào lưu…
Chị Lý Hồng Bích (35 tuổi, Hà Nội) trong một lần đi khám sức khỏe chị Bích phát hiện bị mỡ máu cao bác sĩ khuyên chị nên điều chỉnh lại chế độ ăn để cải thiện bệnh.
Được một người bạn giới thiệu ăn chay trường rất tốt cho bệnh nhân mỡ máu nên chị Bích chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường. Thực hiện chế độ ăn chay trường lúc đầu chị Bích cảm thấy người mệt mỏi, chân tay bủn rủn… Nhưng sau một thời gian kiên trì tập luyện và làm quen chị Bích đã thành công chuyển hẳn sang ăn chay trường.
Thời gian gần đây chị Bích thấy nhức mỏi xương khớp chị đi khám bác sĩ kết luận bị loãng xương do chế độ ăn thiếu vắng can xi và chỉ số mỡ máu cũng không thuyên giảm.
Ăn chay trường không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, ảnh minh họa.
Không chỉ có chị Bích mà rất nhiều chị em hiện nay sợ thực phẩm bẩn, muốn giữ dáng đẹp da cũng đã chọn chế độ ăn chay trường. Đa phần các trường hợp ăn chay đều theo truyền miệng, đọc thông tin trên mạng rồi tự lên thực đơn cho mình.
Ăn chaysai cách không tốt
Theo TS.BS Hồ Thu Mai, Phụ trách khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec), người chọn chế độ ăn chay trường vẫn bị các bệnh về chuyển hóa (mỡ máu, gút, tiểu đường…), cao huyết áp nếu chế độ ăn không hợp lý. Đặc biệt phụ nữ khi ăn chay trường sẽ dễ bị loãng xương do chế độ ăn thiếu canxi.
“Ăn chay trường muốn thực hiện đúng cách cần phải có sự tư vấn chặt chẽ của bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm để xem thiếu chất gì và thừa chất gì để có chế độ ăn thích hợp. Mỗi con người có tính cá thể, một chế độ ăn không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Nhưng trên thực tế đa phần các trường hợp ăn chay chỉ tìm tới bác sĩ khi có vấn đề về sức khỏe”, TS.BS Hồ Thu Mai nói.
Đồ chay giúp dễ tiêu hóa nhưng ăn trường kỳ sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng và rối loạn về chất dinh dưỡng. Vì vậy nhóm đối tượng trẻ nhỏ, người mới ốm dậy, bà bầu, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh không nên thực hiện ăn chay trường.
TS. Hồ Thị Mai cho biết: “Cơ thể con người cần 50% thức ăn chế biến từ động vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu một người đang ăn mặn đột ngột chuyển sang ăn chay sẽ cảm thấy mệt mỏi, tê bì, bủn rủn chân tay. Ăn chay kéo dài có thể gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể do cơ thể mất đi men chuyển hóa thức ăn có nguồn gốc động vật”.
Th.s. BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng Quốc gia (Viện dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, 100% người ăn chay thường bị thiếu sắt, vitamin B12. Vì vậy, người ăn chay thường có cảm giác mệt mỏi, da xanh và nhợt nhạt. Để cải thiện tình trạng người người ăn chay nên uống thêm sữa, ăn thêm trứng, uống bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng.
Canxi và đạm có nguồn gốc động vật rất cao nhưng lại khó hấp thu. Nên người ăn chay trường không hợp lý gây ra tình trạng loãng xương là điều dễ hiểu. Người ăn chay lạm dụng dầu ăn vẫn có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng đang ăn mặn chuyển sang ăn trường chay đột ngột sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi ăn cần phải tư vấn bác sĩ và lắng nghe cơ thể. Chuyển dịch các bữa ăn từ mặn sang chay một cách từ từ bằng cách dùng bơ, sữa, rau củ quả tươi và đặc biệt là không lạm dụng thực phẩm chay công nghiệp. Ăn chay là cách thanh lọc cơ thể tốt cho tiêu hóa nhưng cũng chỉ nên thực hiện một lần/tuần để đảm bảo sức khỏe.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.