Chủ Nhật, 06/09/2015 | 12:10

Ma túy là một vấn đề nhức nhối của xã hội trong nhiều năm qua. Ma túy thường dùng là ôpi, trong đó phổ biến nhất là heroin.

Hôn mê, nhịp thở chậm, đồng tử co là đấu hiệu chủ yếu của ngộ độc heroin. Nguyên nhân tử vong là do suy hô hấp (bệnh nhân không thể tự thở được).

Naloxon là thuốc giải độc tốt và rẻ, cần phải có ở tất cả các cơ sở y tế, nếu không có naloxon thì hô hấp nhân tạo sẽ giúp cứu sống bệnh nhân.

Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ

Dùng những chất gây nghiện này phải tăng dần liều mới đạt được đáp ứng “khoái cảm” nên dễ ngộ độc và nhanh chóng dẫn đến tử vong. Do vậy, ngộ độc cấp heroin trong những năm gần đây cũng gia tăng ở mức báo động.

Điều đáng nói là các đối tượng nghiện nghộ độc ôpi vào viện hầu hết là thanh thiếu niên. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể ngộ độc ôpi do uống quá liều viên ôpi hoặc do tai nạn nuốt nhầm heroin ở các gia đình có người nghiện ma túy.

Biểu hiện ngộ độ heroin

Hoàn cảnh:

Bệnh nhân ngộ độc heroin có thể sau chích, hút, hít hoặc do đường qua da.

– Trẻ em, những người không nghiện ma túy có thể bị ngộ độc do uống heroin của người thân nghiện ma túy do tai nạn hoặc tự tử.

– Người nghiện ma túy thường bị quá liều do:

+ Đổi dùng thuốc sang người khác bán vì vậy tính sai liều

+ Lần đầu dùng lại sau một thời gian cai thuốc.

+ Tăng liều để đạt khoái cảm.

+ Thuy nhiên cũng cần phải xét đến khả năng cố ý dùng quá liều để tự tử hoặc bị mưu hại.

Biểu hiện ngộ độc:

– Hô hấp: thở chậm, yếu, ngừng thở, tím, phù phổi cấp

– Thần kinh: hôm mê, đồng tử co tít như đầu đinh ghim.

– Các dấu hiệu khác: hạ huyết áp, lạnh, tiêu cơ vân, có vết tiêm chích…

Chẩn đoán ngộ độc ma túy heroin

Biểu hiện lâm sàng (chủ yếu): hôn mê, co đồng tử, thở chậm, ngừng thở, tím, vết tiêm chích ở tay, chân.

Test tiêm 0,4mg naloxon tĩnh mạch (test naloxon) bệnh nhân hồi phục các dấu hiệu ngộ độc.

Điều trị ngộ độc ma túy heroin

* Cấp cứu ban đầu tại chỗ, tại nhà

– Trường hợp nhẹ tại chỗ: kích thích cho BN tỉnh hoặc ngồi dậy để BN tự thở.

– Nếu có ngừng thở: thổi ngạt, bóp bóng Ambu, oxy.

– Naxalon 0,4mg tĩnh mạch, nếu tiếp tục ngừng thở có thể tiêm nhắc lại, nếu vẫn thở được thì không tiêm.

– Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

* Điều trị tại bệnh viện:

– Đảm bảo thông khí, bóp bóng Ambu + oxy 100% thở máy

– Đảm bảo tuần hoàn: ép tim ngoài lồng ngực nếu ngừng tim, truyền dịch.

– Naloxon 0,4mg tiêm TM (người lớn và trẻ em). Có thể cho liều ban đầu 2mg cả người lớn và trẻ em đều rất nặng.

– Điều trị các biến chứng.

– Cho than hoạt và sorbitol nếu bệnh nhân dùng thuốc uống.

Phòng tránh

Bố mẹ và gia đình tăng cường giám sát, theo dõi, giáo dục, đặc biệt lứa tuổi vị thành niên.

Truyền thông giáo dục phòng chống ma túy.

Bệnh viện Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook