Mới đây, lực lượng chức năng ở Nghệ An đã phát hiện, thu giữ 10.000 chai dấm gạo được pha bằng axit acetic không rõ nguồn gốc và nước giếng khoan.
Theo tin tức trên báo Tiền phong, chiều 20/1, Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (công an Nghệ An) về môi trường phát hiện Nguyễn Thị Thu (trú tại xóm 3, xã Hưng Chính, thành phố Vinh) đang vận chuyển dấm không rõ nguồn gốc. Khám nhà người phụ nữ này, cảnh sát thu gần 900 chai loại 500ml được dán nhãn dấm gạo cùng hơn 120 lít đã pha chế.
Nguyễn Thị Thu khai đã “sản xuất” dấm bằng cách pha nước giếng khoan với axít acetic.
Đoàn đã lập biên bản và niêm phong, thu giữ hơn 850 chai dấm loại 500ml được dán nhãn dấm gạo, 1 can nhựa đựng 4 lít axít.
Cảnh sát đang kiểm tra số dấm gạo phát hiện tại nhà bà Thu và ông Phúc. Ảnh: VnExpress |
Cũng trong ngày 20/1, lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở sản xuất dấm của Phạm Văn Phúc, cùng trú tại xóm 3, xã Hưng Chính. Tại đây, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ 20 lít a xít, 105 kg ruốc bông, hơn 1.300 chai dấm, trên 130kg gia vị thịt hộp, hơn 80 lít tương ớt, 72 chai nước không rõ nguồn gốc xuất xứ và 10 kg nước cốt dừa đã quá hạn sử dụng.
Theo khai nhận của chủ các cơ sở này, “công nghệ sản xuất” dấm của họ là pha nước giếng khoan với axít acetic.
Khai nhận với cơ quan công an, 2 đối tượng Nguyễn Thị Thu và Phạm Văn Phúc cho biết, mỗi năm các gia đình này sử dụng hết 40 lít axit để sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 10.000 chai dấm gạo loại 500ml.
“Cơ sở của bà Thu và ông Phúc không có giấy phép kinh doanh, chứng nhận kiểm định nguồn nước. Họ sử dụng nước giếng khoan để trực tiếp pha chế với axit acetic không rõ nguồn gốc…”, một cán bộ phòng cảnh sát môi trường nói với VnExpress.
Hiện, cơ quan chức năng đã thu giữ toàn bộ số hàng vi phạm nói trên và tiếp tục mở rộng điều tra vụ việc.
Bảo An (tổng hợp)
Video có thể bạn quan tâm
Sự thật khiến nhiều người ngã ngửa về dầu ăn, mỡ nước
Nguồn: Tinmoi
Chưa có bình luận.