Thứ Sáu, 16/02/2018 | 23:43

Một số phương pháp dân gian có thể khiến tình trạng say rượu, bia trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên biết những điều cần tránh và điều nên làm.

Nên và không nên làm gì khi say?

Người say rượu tuyệt đối không nên làm việc gì?

  • Tắm
  • Ngủ ngay sau khi uống rượu, bia
  • Nằm nghiêng

Theo PGS.TS Phạm Văn Tiến – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 103 – người say rượu tuyệt đối không được tắm dù nước nóng hay lạnh. Tắm nước nóng sẽ khiến nhiệt độ tập trung trong cơ thể không thoát ra ngoài, gây buồn nôn, choáng váng. Nước lạnh khiến huyết quản co vào, có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh.

Nên và không nên làm gì khi say?

“Yêu” sẽ giúp bạn giải rượu nhanh hơn?

  • Đúng
  • Sai

Chuyên gia Nguyễn Bá Toàn, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn vì Sức khỏe Cộng đồng, khuyến cáo sau khi uống rượu bia, cơ thể rất vất vả để đào thải chất độc ra ngoài. “Yêu” vào thời điểm này sẽ làm sinh lực suy giảm nghiêm trọng, có thể dẫn đến cảm lạnh.

Nên và không nên làm gì khi say?

Gan dễ viêm, tổn thương nếu làm việc nào khi say?

  • Uống cà phê đen
  • Uống sữa
  • Uống thuốc

PGS Phạm Văn Tiến cho biết nhiều người khi say thường uống panadol, tylenol để trị nhức đầu. Tuy nhiên, đây là cách rất nguy hiểm. Gan rất vất vả để đào thải rượu nên sẽ phải làm việc nhiều hơn khi bạn uống paracetamol. Điều đó khiến gan dễ bị viêm và tổn thương.

Nên và không nên làm gì khi say?

Sai lầm nào có thể khiến người say tăng huyết áp, ngồi máu cơ tim?

  • Đắp chăn điện
  • Nằm sấp
  • Nhảy, hát karaoke

Khi cơ thể đã nạp rượu bia sẽ gây hiện tượng rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ, tăng sự mất nhiệt, ớn lạnh. Lúc này, cơ thể cần được ấm áp nhưng không nên đắp chăn điện, đặc biệt là người mắc các bệnh tim mạch. Loại chăn quá ấm có thể gây huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và các bệnh khác.

Nên và không nên làm gì khi say?

Ăn thực phẩm muối hoặc hun khói khi uống bia có thể gây?

  • Hàm lượng chì trong máu tăng cao
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co giật

Thức ăn muối chứa nhiều axit nitơ. Thực phẩm hun khói chứa nhiều hợp chất hóa học dẫn xuất. Khi uống quá nhiều bia, hàm lượng chì trong máu tăng cao, kết hợp với các chất này sẽ gây ra ngộ độc.

Nên và không nên làm gì khi say?

Uống bia, rượu vang tốt hơn rượu nấu thủ công?

  • Đúng
  • Sai

Quan niệm uống bia hoặc rượu vang thay cho rượu vì nồng độ cồn thấp ít ảnh hưởng đến sức khỏe hơn là một sai lầm. Theo các chuyên gia, không có loại rượu bia nào được coi là tuyệt đối an toàn, đặc biệt là những người đã có tổn thương ở gan.

Nên và không nên làm gì khi say?

Người ngộ độc rượu có những biểu hiện nào?

  • Mất thăng bằng
  • Nói nhiều, phản xạ rối loạn
  • Buồn nôn, nôn
  • Co giật, da, môi, móng tay tím tái

Theo TS.BS Nguyễn Tiến Dũng – khoa Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), rất khó để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu có pha cồn Methanol. Người ngộ độc thường có biểu hiện bất tỉnh, co giật, tê, yếu chân tay, nói ngọng, da, môi, móng tay tím tái,…

Nên và không nên làm gì khi say?

Nên làm gì để cắt cơn say?

  • Móc họng và uống nước lọc
  • Ăn xúc xích và giăm bông
  • Uống thêm rượu để “độc trị độc”

PGS.TS.BS Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện Quân y 103 Hà Nội) cho hay biện pháp đơn giản nhất để giải rượu là móc họng nôn và uống nước lọc, nếu cảm thấy khó, có thể pha nước chè, nước đường cho dễ uống. Mục đích của việc này là để đi vệ sinh nhiều thải hết rượu.

Nên và không nên làm gì khi say?

Loại quả bổ sung kali, giảm bớt khó chịu khi say?

  • Dâu tây
  • Chuối
  • Xoài
  • Đu đủ

Rượu cũng như các chất lợi tiểu khác sẽ làm cơ thể mất đi lượng kali đáng kể. Ăn chuối hoặc các loại trái cây giàu kali sẽ giúp cải thiện tình hình. Một phương thuốc chữa say rượu đó là chuối xay, bỏ thêm sữa và mật ong.

 

Phương Anh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook