Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh hở van động mạch chủ thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!
Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị hở van động mạch chủ
Những phương pháp nào dùng để điều trị hở van động mạch chủ?
Bạn có thể không cần điều trị nếu bệnh không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra thường xuyên bằng siêu âm tim. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng hở van tim tệ hơn hoặc tim bị to ra do máu chảy ngược về tim quá nhiều, bác sĩ có thể sẽ đề nghị:
Sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp khi huyết áp tăng cao.
Sử dụng nhóm thuốc kháng men biệt hóa angiotensin (ACE inhibitor) để kiểm soát các triệu chứng nghiêm trọng.
Gặp bác sĩ phẫu thuật lồng ngực (bác sĩ chuyên khoa về các phẫu thuật van tim) để chỉnh sửa hoặc thay van tim.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hở van động mạch chủ?
Bác sĩ thực hiện chẩn đoán thông qua khám lâm sàn bệnh nhân để kiểm tra các triệu chứng như:
Dòng máu chảy qua van tim sẽ tạo ra âm thổi (âm thanh lớn hoặc bất thường phát ra khi tim đập). Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe được những âm thanh khác lạ này của tim.
Tiếng tim đập mạnh.
Đầu nhấp nhô theo nhịp tim.
Huyết áp tâm trương thấp.
Phổi có chất lỏng.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện việc siêu âm tim (xét nghiệm dùng sóng siêu âm để thấy hình ảnh của tim) để xác định lại chẩn đoán.
Trong những trường hợp hở van động mạch chủ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự hoạt động của tim, bác sĩ sẽ đề nghị đặt ống thông tim. Ống thông tim là một ống nhỏ được đặt vào động mạch chủ và đi vào tim để chụp hình ảnh của tim nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của hở van tim.
Cơ chế bệnh sinh
Hở van động mạch chủ mạn tính làm tăng gánh thể tích thất trái, gây phì đại lệch tâm, giãn và tăng thể tích cuối tâm trương của thất trái. Nếu chức năng thất trái còn bù, thể tích tống máu nói chung sẽ tăng lên đáng kể, thể tích tống máu thực sự vẫn còn bình thường, thất trái có thể chịu được thể tích máu phụt ngược mà không tăng quá áp lực cuối tâm trương thất trái. Bệnh nhân sẽ không thấy rõ các biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Dần dần rối loạn chức năng thất trái phát triển, giãn thất trái tăng dần, rối loạn quá trình tống máu thất trái, làm giảm phân số tống máu, tăng thể tích và áp lực cuối tâm trương thất trái, giảm thể tích tống máu. Quá trình tăng gánh cả thể tích và áp lực gây phì đại thất trái lệch tâm phối hợp đồng tâm. Thời điểm này cũng là lúc xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Hở van động mạch chủ cấp tính gây tăng thể tích cuối tâm trương thất trái nhanh chóng, trong khi cơ thất trái chưa thể phì đại để dung nạp, nên dễ dàng vượt quá áp lực nhĩ trái tạo ra tình trạng phù phổi cấp. Đồng thời áp lực cuối tâm trương thất trái tăng nhanh, có thể gây đóng sớm van động mạch chủ, giảm thể tích tống máu, giảm cung lượng tim đưa đến tình trạng sốc tim.
Nguồn: Phunutoday
Chưa có bình luận.