Chủ Nhật, 19/12/2021 | 21:35

Một số lưu ý khi dùng anti – TNF trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu

(Phụ lục 5)

Khi bệnh nhân chấp nhận dùng thuốc:

– Bác sỹ khai thác tiền sử bệnh:

+ Phơi nhiễm lao

+ Viêm gan virus B, C

+ Nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng mạn tính, tiền sử nhiễm trùng tái phát

+ Bệnh máu, bệnh ung thư

+ Bệnh nhân có rối loạn hủy myelin của hệ thống thần kinh trung ương hoặc hệ thống thần kinh ngoại biên

+ Tiền sử dùng thuốc, tiêm vaccine gần đây

+ Suy tim sung huyết

+ Tiền sử dị ứng thuốc

+ Tiền sử dùng các thuốc sinh học, DMARDs

+ Tình trạng mang thai

– Bác sỹ chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm sàng lọc:

+ Công thức máu

+ Chức năng gan, thận

+ Viêm gan virus B: HBsAg, HBcAb, HBsAb

+ Viêm gan virus C: Anti – HCV

+ HIV

+ Phản ứng Mantoux, XQ phổi thắng, xét nghiệm IGRA nếu Mantoux dương tính

+ Điện tâm đồ, siêu âm tim

+ Thử thai (bệnh nhân nữ) → nếu muốn có thai dừng thuốc sinh học trước 6 tháng

+ Bệnh lupus ban đỏ

– Các xét nghiệm trong giới hạn bình thường à tiêm thuốc180

– Khi một trong các xét nghiệm về nhiễm lao, nhiễm viêm gan siêu vi B, C hoặc các nhiễm trùng khác dương tính hoặc nghi ngờ à tham khảo quy trình tầm soát nhiễm trùng cơ hội (phụ lục 6)

Một số lưu ý khi dùng anti - TNF trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu
Một số lưu ý khi dùng anti – TNF trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

– Suy tim mức độ vừa đến nặng độ III/IV theo NYHA

– Dị ứng với Adalimumab hay bất kỳ thành phần nào của thuốc

– Bệnh lao thể hoạt động, các nhiễm trùng cơ hội và các nhiễm trùng nặng như nhiễm khuẩn huyết

Một số lưu ý khi dùng anti – TNF trong điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu

Trung tâm Tiêu hóa Gan Mật bệnh viện Bach Mai

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Hẹp hậu môn trực tràng: nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook