Thứ Bảy, 24/10/2015 | 12:11

Không những ăn tái, ăn sống, uống cả máu sống động vật, nhiều người không biết chúng đầy rẫy ký sinh trùng có thể gây chết người.

TS-BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó giám đốc Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi TP.HCM cho biết: Nếu ăn thịt bò còn sống, thì nang sán vào người phát triển thành con sán dài có nhiều đốt, đầu sán bám vào thành ruột.

Khi nhiễm vào cơ thể người, sán dải bò sẽ hút chất dinh dưỡng. Do vậy, những người bị nhiễm loại sán này luôn cảm thấy người uể oải, mệt mỏi, cơ thể thì xanh, tái.

Cysticercosis_by_Taenia_solium_PHIL_3387_lores

Taenia solium (T.solium), còn được gọi là sán dây lợn, có thể phát triển đến 10m khi trưởng thành, sống trong nang ấu trùng của thịt lợn chưa nấu chín, ăn các chất dinh dưỡng mà con người ăn vào.

TS-BS Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư), cho biết tại Hà Nội đã gặp nhiều bệnh nhân vào viện bị nhiễm ấu trùng giun xoắn từ heo, do ăn thịt chưa nấu chín. Thức ăn có nguy cơ cao gây nhiễm ấu trùng giun xoắn là thịt heo sống hoặc tái (như món lạp, nem chạo, nem chua ủ bằng thịt sống, tiết canh…).

Một giun xoắn cái có thể đẻ từ 500 – 1.000 ấu trùng trong thời gian khoảng 4 – 6 tuần. Ấu trùng xâm nhập hệ tuần hoàn đến tim và tới các tổ chức cơ vân, cơ hoành…

Ký sinh trùng Cryptosporidium spp, truyền qua nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm được rửa bởi nước bị ô nhiễm. Ký sinh trùng này gây tiêu chảy nghiêm trọng.

f6fdc72977e4dcd7e0696251eddcd3f7

Opisthorchiidae thuộc gia đình giun dẹp, hoặc sán, nhiễm qua người khi ăn cá nước ngọt sống hoặc nấu chưa chín bị nhiễm ốc có ấu trùng.

Bên cạnh các loại cua, tôm, cá khỏe mạnh vẫn có những con nhiễm ký sinh. Ký sinh thường trú ẩn trong mai cua. Những người uống nước cua sống để chữa bệnh hoặc nấu canh cua, ăn cua hấp chưa chín kỹ rất dễ bị nhiễm.

Những người thích ăn món gỏi cá sống, tôm sống, đều có thể bị nhiễm ký sinh. Sau khi bị nhiễm, trứng sán phát triển thành ấu trùng xuyên qua cơ hoành tạm trú ở phổi.

ThS-BS Lê Đình Vĩnh Phúc – Phòng khám nhiễm – Trung tâm Chẩn đoán y khoa Medic TP.HCM cho biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 22 triệu người mắc bệnh sán lá phổi. Ở nước ta, bệnh gặp nhiều ở vùng sông hồ phía Bắc (cua ở các vùng này có tỷ lệ nhiễm nang trùng của sán lá phổi cao)

Trong các loại hải sản còn có giun lươn. Bệnh giun lươn được nhận biết khi có những đường ngoằn ngoèo ở da, bầm máu, nổi mề đay. Người nhiễm bị đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ. Nặng, có thể bị tắc ruột, viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng huyết…

Món sushi hoặc sashimi… với nguyên liệu là cá biển sống vẫn có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun, đặc biệt là ấu trùng giun Anisakis. Giun Anisakis là loại giun tròn ký sinh ở những động vật biển và có hình thể gần giống như giun đũa.

Anisakis-3

Ấu trùng giun có thể chui vào thành dạ dày để tạo nên các ổ loét cấp tính, gây buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, đôi khi nôn ra máu… dễ nhầm với bệnh ung thư dạ dày.

Đồng thời ấu trùng giun có thể di chuyển, bám vào vùng hầu, họng gây ho. Ở ruột non, ấu trùng giun có thể gây ra áp-xe, có nhiều bạch cầu ái toan, triệu chứng giống viêm ruột thừa hoặc viêm đoạn hồi tràng.

Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis – một loại ký sinh trùng ngụ trong ốc sên nướng tái có thể làm người tử vong khi chúng tấn công lên não.

Để tránh các ký sinh trùng, biện pháp tốt nhất là ăn chín, uống sôi để tránh sự tấn công nguy hiểm từ chúng.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook