Thứ Hai, 19/06/2017 | 06:55

Nếu chị em cảm thấy giảm hứng thú, người thường xuyên mệt mỏi kể cả khi làm việc nhẹ cũng thấy mệt và mệt mỏi tăng về buổi sáng…đó là dấu hiệu của trầm cảm.

Trầm cảm có thể ghé thăm bất cứ ai

Trong bài viết trước, TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Bàn ngày Mai Hương đã chia sẻ phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Để nhận biết một người phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có bị trầm cảm hay không có 3 biểu hiện cần phải lưu ý.

Phần lớn các chị em sẽ đột nhiêu có sự thay đổi về khí sắc, buồn rầu, lo âu kéo dài trên 2 tuần. Ngoài ra, có sự giảm nhiệt tình, giảm hứng thú, không còn ham muốn với những sở thích trước kia. Chị em thường xuyên thấy người mệt mỏi, làm bất cứ việc gì nhỏ cũng thấy mệt, mệt mỏi tăng về buổi sáng.

Mệt mỏi ngay cả khi không làm gì, chị em cần nghĩ tới căn bệnh có thể gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh

“Mệt mỏi có thể kéo dài triền miên, người bệnh bắt đầu thờ ơ với việc nhà. Có đôi khi khóc cả ngày không rõ lý do. Có cảm giác bị chồng, bạn bè, gia đình bỏ rơi…”, TS.BS Trần Thị Hồng Thu nói.

Cực kỳ khó ngủ

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, phụ nữ tiền mãn kinh không được chẩn đoán kịp thời bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng phổ biến nhất là chứng mất ngủ hoặc khó ngủ. Người bệnh cảm thấy nhu cầu ngủ tăng lên và bị mất năng lượng quá mức. Ngủ mà không bao giờ cảm thấy như “đủ”, ngủ không sâu giấc, khó ngủ lại sau khi thức giấc vào ban đêm. Thiếu ngủ có thể gây ra mệt mỏi, cảm giác kiệt sức, khó tập trung công việc hoặc khó ra quyết định.

“Do tính cách thay đổi phụ nữ giai đoạn này dễ bị xa cách với đồng nghiệp. Mối quan hệ vợ chồng do bệnh trầm cảm do người trầm cảm trở nên lạnh lùng, bực bội, không có khả năng làm những việc bình thường, ít quan tâm đến hoạt động tình dục”, bác sĩ Hồng Thu cho hay.

Bệnh trầm cảm ở mức độ nặng, người bệnh nhìn nhận mọi điều đều bế tắc, tuyệt vọng, rằng tương lai sẽ chỉ toàn đau khổ… họ thường tìm cách tự sát.

Bác sĩ Hồng Thu khuyến cáo: “Bệnh trầm cảm không điều trị bài bản có nguy cơ tái phát rất cao. Bệnh trầm cảm không được điều trị sớm đặc biệt sau 1 tháng mắc bệnh sẽ bỏ qua cơ hội phục hồi như ban đầu của bệnh nhân. Trầm cảm ở thời kỳ tiền mãn kinh có thể cải thiện thuốc chống trầm cảm, liệu pháp thay thế hormone hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Tốt nhất là dùng thuốc chống trầm cảm đồng thời với trị liệu tâm lý”.

 

Bài tiếp theo bác sĩ tư vấn cách sống chung và chăm sóc phụ nữ bị trầm cảm ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Ngọc Minh

 

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook