Chủ Nhật, 08/11/2015 | 11:33

Mắc tiểu đường như sống chung với lũ, không chống được thì phải chế… ngự nó.

Được ví như kẻ giết người thầm lặng (do diễn tiến bệnh âm thầm, không báo trước), tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường tàn phá sức khỏe con người một cách khủng khiếp. Điều đáng nói là độ tuổi mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnhtiểuđườngnếu biết cách kiểm soát đường huyết ở ngưỡng an toàn.

Mẹo kiểm soát đường huyết luôn ổn định

Ảnh minh họa

Hạn chế đường, muối

Ăn đa dạng các loại thực phẩm, chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày), hạn chế muối và thức ăn có lượng đường cao… là những nguyên tắc bất di bất dịch trong chế độ ăn của bệnh nhântiểuđườngvà những người có chỉ số đường huyết cao.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn (thường rất nhiều muối) và các loại hoa quả nhiều đường như mít, xoài, vải… là kẻ thù của bệnh nhân đái tháo đường.

Chế độ ăn của bệnh nhântiểuđườngcần phải đảm bảo giữ đường huyết, mỡ máu, huyết áp, cân nặng… ở mức bình thường mà vẫn đảm bảo đầy đủ vitamin và khoáng chất. Bạn nên ăn một lượng đều đặn, không nên bữa ăn no quá, bữa lại ăn đói để tránh tình trạng thất thường của lượng đường huyết.

Đi bộ 30 phút mỗi ngày

Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhânđái tháođườngđã chứng minh các hoạt động thể lực giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Cùng với việc kiểm soát ăn uống, tập luyện thường xuyên chính là giải pháp hữu hiệu giúp ổn định đường huyết.

Luyện tập thể lực giúp tiêu hao lượng đường trong máu, đốt cháy chất béo dư thừa trong cơ thể và loại bỏ chúng. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý lựa chọn hình thức và cường độ luyện tập phù hợp với lứa tuổi, chế độ ăn uống và liều lượng thuốc bạn đang dùng trong từng thời gian cụ thể.

Với những người cao tuổi thì đơn giản là đi bộ 30 phút hoặc thực hiện các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng mỗi ngày cũng đủ để giúp hấp thu insulin và tiêu thụ glucose tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Thiếu ngủ sẽ tàn phá insulin nhưng ngủ nhiều cũng gây tác hại như thiếu ngủ.

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Điều này giúp bạn phát hiện kịp thời tình trạng không ổn định của đường huyết, để có hướng xử lý phù hợp, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Theo Ths, BS. TTƯT. Diệp Thị Thanh Bình Trưởng Khoa Nội Tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM: “Theo dõi đường huyết thường xuyên đã trở thành một phần quan trọng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Và để thực hiện tốt việc theo dõi đường huyết thường xuyên như lịch trình được khuyến cáo bởi các chuyên gia, cách tốt nhất là bệnh nhân được trang bị và thực hiện việc đo đường huyết tại nhà”.

Cũng theo tư vấn của bác sĩ Bình, tiêu chuẩn mức đường huyết để chẩn đoán bệnh đái tháo đường từ năm 1997 đến nay là đường huyết khi đói từ 126 mg/dl trở lên sẽ được xem là mắc bệnh. Cách thông dụng nhất để theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên là sử dụng máy đo đường huyết, trung bình sẽ đo từ 2 đến 3 lần/ tuần đồng thời có chế độ ăn uống, chế độ luyện tập một cách phù hợp.

Lưu ý: Khi sử dụng máy đo đường huyết tại nhà, nên chọn máy có thương hiệu đáng tin cậy và đạt chuẩn ISO. Các dòng máy sử dụng công nghệ Fail-safe được đánh giá là cho kết quả chính xác. Dòng máy sử dụng công nghệ clixmotion thì giúp giảm tối đa cảm giác đau khi lấy máu kiểm tra. Và đừng quên ghi rõ nhật ký kiểm tra để thuận tiện cho việc theo dõi, kiểm soát, đồng thời giúp việc chẩn đoán, chữa trị bệnh của bác sỹ được hiệu quả hơn.

Đạt Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook