Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm vi rút Herpes qua đường âm đạo trong quá trình sinh đẻ. Trẻ bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại di chứng nặng hoặc tử vong nếu bị nhiễm trùng.
Dễ để lại di chứng ở trẻ nhỏ
Bị nhiễm virus Herpesnên chị M. (Bắc Ninh) đã rất cẩn trọng khi chăm sóc con, do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Khi chị M. bị Herpes mới khỏi được 1 tuần thì bé Sóc (14 tháng tuổi) có dấu hiệu sốt cao. Chị M. cho con uống thuốc điều trị hạ sốt ở nhà nhưng không thể dứt sốt.
Ngoài sốt cao, bé Sóc có dấu hiệu mọc nốt trong miệng và họng. Các nốt phỏng rất đau khiến cho bé không thể bú và ăn uống được bình thường. Khi đó chị Minh nghĩ con bị tay – chân – miệng nên đã đưa tới bệnh viện huyện khám và điều trị.
Tại bệnh viện huyện, bé Sóc được điều trị 3 ngày nhưng vẫn không cắt được cơn sốt. Lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con, chị Minh đã đưa con lên tuyến trên để khám. Dựa và triệu chứng và kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ kết luận bé Sóc bị nhiễm Herpes (HSV -1). Bé Sóc được bác sĩ kê đơn thuốc về nhà điều trị ngoại trú tại nhà.
Trẻ con dễ bị nhiễm vi rútHerpes từ người lớn mang mầm bệnh.
Chị Minh cho biết, con chị đã rất may mắn được đưa đến viện điều trị kịp thời. Vì nếu bệnh không được điều trị đúng có thể lan lên não và tới các cơ quan kháctrong cơ thể, nguy hiểm tính mạng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức (Viện sức khỏe sinh sản và Gia đình), Herpes là một bệnh nhiễm trùng do virus gây ra. Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm Herpes cao nếu mẹ mang vi rút. Khi mang thai đứa trẻ có nguy cơ bị lây từ mẹ từ ngay trong bào thai nhưng đó là trường hợp rất hiếm.
“Trẻ thường bị nhiễm Herpes âm đạo trong quá trình chuyển dạ sinh con. Trong trường hợp trẻ không sinh bằng đường âm đạo nhưng bị vỡ ối trước sinh vẫn có nguy cơ bị mắc bệnh. Sau sinh, trẻ dễ bị nhiễm vi rút nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (thơm, hôn, nhá cơm) mang khi có vi rút Herpes môi. Trẻ nhỏ cũng có thể nhiễm Herpes từ người khác nếu tiếp xúc với người bệnh”, PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức nói.
Trẻ bị nhiễm Herpes thường xuất hiện các mụn loét ở vùng niêm mạc (mắt, môi, bộ phận sinh dục). Trẻ sốt cao không dứt, quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi, thở gấp, da xanh…
Nếu như Herpes ở người lớn không để lại nhiều biến chứng nặng thì ở trẻ nhỏ không được điều trị kịp thời dễ để lại di chứng rất nặng. Trẻ bị nhiễm Herpes nếu lan tới não có thể gây ra viêm não nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ. Khi bệnh gây tổn thương tới não có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Trường hợp có tổn thương não nếu cứu được thường để lại rối loạn chức năng não bộ khiến cho trẻ khó khăn trong học tập, giao tiếp… Nếu nhiễm trùng đa cơ quan như gan, phổi và thận có thể dẫn tới tử vong.
Phòng tránh lây nhiễm cho trẻ nhỏ bằng cách nào
PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho biết, để phòng tránh lây nhiễm Herpes cho trẻ nhỏ, khi mang thai cần phải thông báo để được bác sĩ sản khoa tư vấn. Nếu mẹ bị Herpes sinh dục, bác sĩ sẽ theo dõi thai kỳ và chỉ định dùng thuốc nếu cần. Trong trường hợp này để phòng bệnh lây Herpes cho con, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sinh mổ.
Với trường hợp mẹ bị Herpes, không được hôn trẻ khi có vết rộp môi. Vi khuẩn Herpes có thể gây rộp ngay cả trên đầu ti của mẹ. Vì vậy khi đầu ti bị mụn rộp lở loét thì tuyệt đối không cho con bú sữa.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.