Mất ngủ hay các rối loạn liên quan đến giấc ngủ khiến cơ thể phải hứng chịu nhiều hệ lụy nặng nề đến sức khỏe.
Mất ngủ hay các rối loạn liên quan đến giấc ngủ khiến cơ thể phải hứng chịu nhiều hệ lụy nặng nề đến sức khỏe. Cùng với sự tăng sinh quá mức của gốc tự do, mất ngủ gây thoái hóa tế bào thần kinh, xơ vữa mạch máu và thúc đẩy, làm nặng thêm các bệnh lý như béo phì, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch. Đây là những yếu tố nguy cơ cao dẫn tới cơn đột quỵ.
Mất ngủ gia tăng nhanh trong cuộc sống hiện đại
Theo thống kê gần đây, tại các phòng khám thần kinh lớn tập trung tại TP.HCM và Hà Nội, số người đến đây vì mất ngủ đang ngày càng tăng. Có khoảng 1/3 số bệnh nhân đến khám vì bị mất ngủ với thời gian kéo dài trên 1 tháng. Trước đây, mất ngủ thường gặp ở người trên độ tuổi 60 nhưng hiện nay lượng bệnh nhân dưới 40 tuổi ngày càng nhiều. Điều này là bởi cuộc sống càng hiện đại, áp lực “bủa vây”, chuyện nhà, chuyện công việc, các mối quan hệ, biến cố, suy giảm chức năng cơ thể…dễ khiến nhiều người mất ăn mất ngủ.
Lý do thường gặp khi khai thác bệnh sử của bệnh nhân mất ngủ thường liên quan đến áp lực về công việc, học tập, kinh tế gia đình… Điều này càng khiến họ dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, cáu gắt, dễ nổi nóng và giảm khả năng tư duy, xử lý những vấn đề phức tạp. Các nghiên cứu cho thấy, ngủ ít làm giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề và 40% trí nhớ dẫn đến hậu quả hay quên, mất tập trung, chậm chạp trong công việc và cuộc sống…
Vì mất ngủ, nhiều người cũng dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, cáu kỉnh, thường lo âu, nghi ngờ, chuyện bé xé ra to, vui buồn lẫn lộn. Người mất ngủ “khổ sở” vì trằn trọc thâu đêm còn kéo theo cả gia đình, người thân “chịu trận” khi các sinh hoạt bị xáo trộn gây nhiều phiền toái.
Người bị mất ngủ thường than phiền rất khó đi vào giấc ngủ, đêm trằn trọc; hay thức dậy nửa đêm…
Mất ngủ kinh niên dễ bị đột quỵ “gõ cửa”
Không dừng lại ở những phiền toái hàng ngày, mất ngủ còn là nguy cơ lớn với sức khỏe. Theo thông tin được các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ vừa qua, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ – tai biến mạch máu não (TBMMN) so với người ngủ đủ 7-8 giờ.
Phân tích dưới góc độ sinh học phân tử, các nhà khoa học cho rằng: mất ngủ liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress, căng thẳng… làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Chúng tấn công hầu khắp cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở những nơi tiêu thụ nhiều oxy, đặc biệt là mạch máu não. Từ đó, thúc đẩy sự hình thành mảng vữa xơ và huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não gây ra những rối loạn cho não bộ và là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ. khi mảng xơ vữa dày lên chít hẹp hoàn toàn lòng mạch hoặc bị bong ra kết hợp với các yếu tố khác trong dòng máu tạo thành các cục máu đông làm bít tắc các mạch máu sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng phần não phía sau, hoặc gây vỡ mạch máu khiến máu tràn ra vùng não xung quanh, làm xảy ra tình trạng đột quỵ.
Giải pháp cho giấc ngủ tự nhiên, phòng tránh đột quỵ
Để có giấc ngủ ngon, đúng sinh lý và phòng tránh nguy cơ đột quỵ từ mất ngủ, trước hết cần có giải pháp cải thiện mất ngủ từ gốc bằng cách kiểm soát, “dọn dẹp” gốc tự do và chăm sóc não bộ. Hai hoạt chất sinh học thiên nhiên quý Anthocyanin và Pterostilbene trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) mới đây đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chứng minh có tác dụng ưu việt trong việc chống gốc tự do.
Với công nghệ chiết xuất hiện đại, hai hoạt chất này có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do trong lòng mạch máu và kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể; ngăn chặn và làm chậm sự hình thành mảng vữa xơ, huyết khối, giúp tăng cường vận chuyển oxy và dưỡng chất lên não, chức năng truyền dẫn thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện.
Tinh chất thiên nhiên từ Blueberry có trong OTiV giúp chống gốc tự do, chăm sóc não và cải thiện mất ngủ. (Ảnh : H. Bảo)
Đồng thời, khi giấc ngủ được đảm bảo, các chức năng của não bộ cũng được phục hồi; trạng thái stress, căng thẳng được giải tỏa và các nguy cơ tổn thương não, đột quỵ được giảm thiểu.
Người mất ngủ cần tuyệt đối tránh lạm dụng thuốc an thần, thuốc ngủ để “cưỡng ép” giấc ngủ bởi điều này sẽ phá vỡ chu kỳ thức – ngủ tự nhiên và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như: chóng mặt, đau đầu, dễ kích động và các tổn hại ở gan, thận…
Ngoài ra, cũng nên chủ động loại bỏ những áp lực, phiền muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ; nên đi ngủ và thức dậy đúng giờ; phòng ngủ luôn giữ thoáng và yên tĩnh; trước khi đi ngủ nên tắm, lau nước ấm hoặc thư giãn tĩnh; không nên sử dụng phòng ngủ để làm việc khác như tập thể dục, xem tivi; không uống cà phê, rượu bia vào buổi tối; duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động như đi bộ, chơi cầu lông, bơi…giúp ích rất nhiều cho giấc ngủ, góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống.
PGS.TS Vũ Anh Nhị
Chủ tịch Hội thần kinh TPHCM
Xem video phương pháp từ thiên nhiên giúp chống gốc tự do, cải thiện mất ngủ
Nguồn: SKĐS
Chưa có bình luận.