Tờ Telegraph mới đây cho hay những người thường lo lắng, suy nghĩ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những người suy nghĩ lạc quan, tích cực.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bergen cho biết phát hiện này có thể khiến các bác sĩ lúng túng, khó xử trong việc tìm ra cách để điều trị cho bệnh nhân – những người không có triệu chứng, nhưng luôn lo lắng về sức khỏe của họ.
Thường xuyên lo lắng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim Ảnh: Shutterstock
Lo âu là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim, nhất là việc luôn suy nghĩ, lo lắng về sức khỏe theo kiểu rằng mình có nhiều khả năng mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó dường như tồn tại ở khá nhiều người.
Theo Telegraph, nghiên cứu mới này phát hiện những người bị thuyết phục là có điều gì đó không ổn về sức khoẻ của họ – mặc dù tất cả các bằng chứng cho thấy điều ngược lại – có đến 73% khả năng phát triển bệnh tim trong vòng 10 năm tới.
TS.BS tâm thần học Line Iden Berge tại Bergen cho biết phát hiện này dựa trên một nghiên cứu tiến hành trong 10 năm ở 7.052 người trong độ tuổi 50. Những người tham gia nghiên cứu được hỏi về sức khỏe, lối sống và sự lo lắng của họ. Suốt 10 năm theo dõi, các nhà khoa học nhận thấy những người đạt điểm cao trong các bài kiểm tra về sự lo lắng có gần gấp đôi khả năng phát triển bệnh tim.
Từ phát hiện này, các nhà khoa học đúc kết những người có thói quen luôn lo lắng về sức khỏe có nhiều khả năng phát triển bệnh tim hơn so với những người không trong trạng thái lo lắng.
Một số thói quen đặc trưng ở những người hay lo lắng về sức khỏe là thường xuyên kiểm tra sức khỏe hay các triệu chứng, nghĩ tới nghĩ lui khi thấy xuất hiện một triệu chứng khác lạ nào đó, khó ngủ, bồn chồn, lo âu… Nếu lo lắng kéo dài trong thời gian dài không bệnh cũng thành đổ bệnh, nhất là các bệnh về tim mạch.
Nghiên cứu được này công bố trên chuyên san BMJ Open.
Ngọc Khuê (TNO)
Nguồn: Giáo dục Online
Chưa có bình luận.