Hỏi:
Có phải đã bị ung thư vú một bên thì chắc chắn sẽ bị nốt bên còn lại? Làm thế nào để bệnh không di căn?. Xin bác sĩ tư vấn cách để phòng tránh việc di căn này? Làm sao để phát hiện sớm?
Trả lời:
Tái phát ung thư vú ở bên còn lại (đối bên) có thể là bướu nguyên phát mới hoặc di căn từ ung thư vú đã điều trị. Nguy cơ ung thư vú nguyên phát mới khoảng 0,5 – 1% mỗi năm.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm: Đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, tuổi trẻ khi bị ung thư vú lần đầu, tiền sử gia đình có ung thư vú, giải phẫu bệnh là dạng tiểu thùy ở ung thư lần đầu và trước đó có xạ trị. Những yếu tố làm giảm nguy cơ bao gồm hóa trị trước đó hoặc có điều trị hỗ trợ nội tiết. Ung thư vú đối bên nguyên phát được điều trị như một ung thư vú mới.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, ở phụ nữ trên 40 tuổi, việc tầm soát bằng nhũ ảnh làm giảm tử vong do ung thư vú. Vì vậy, khả năng tầm soát nhũ ảnh thường quy sẽ làm giảm tử vong từ ung thư vú nguyên phát thứ hai mặc dù tỷ lệ tử vong do ung thư vú nguyên phát thứ hai là thấp
Sau khi đã hoàn tất điều trị thì cần lưu tâm đến bên vú còn lại, báo bác sĩ biết khi thấy dấu hiệu thay đổi bất thường, tái khám đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu tầm soát bằng nhũ ảnh bên vú còn lại giống như một phần thường quy của kế hoạch theo dõi bao gồm theo dõi tái phát, biến chứng lâu dài do điều trị
BSCK II Trần Nguyên Hà, Trưởng khoa Nội 4, Bệnh viện Ung bướu TPHCM
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Phát hiện 40 gen đột biến gây ung thư vú
+ Điều trị ung thư vú không nhất thiết phải hóa trị
+ Thực phẩm vừa phòng ung thư vú vừa giúp vòng 1 quyến rũ
Chưa có bình luận.