Mỗi dịp Tết đến, thói quen ăn uống của trẻ bị thay đổi khiến hệ tiêu hóa không thích nghi kịp dẫn đến bị tiêu chảy.
Còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, do chế độ ăn trong ngày Tết thay đổi khác với ngày thường nên rất nhiều trẻ bị một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có bệnh tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là một bệnh rất nguy hiểm nếu không xử trí và uống thuốc đúng cách.
Vì sao trẻ thường bị tiêu chảy vào dịp Tết?
Theo TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai , có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ em bị tiêu chảy dịp tết.
Nguyên nhân hàng đầu là việc ăn quá nhiều loại thức ăn như cơm, cháo, bánh kẹo và đồ uống trong dịp Tết.
“Dịp Tết, nhànào cũng dự trữ bánh kẹo, nước ngọt, và các đồ uống có ga khác. Những đồ này được bày biện trên bàn để tiếp khách và cho mọi người trong gia đình ăn. Trẻ con không cần biết đồ ăn hại như thế nào nên ăn rất nhiều. Khi trong dạ dày của trẻ có nhiều thứ bánh kẹo sẽ không tiêu hóa được hết dẫn đến bị tiêu chảy”, TS Dũng nói.
Tiếp theo là do ngày Tết có nhiều đồ ăn lưu trữ trong tủ lạnh. Thức ăn để lưu trữ kéo dài có thể nảy sinh vi khuẩn, tiêu hóa của trẻ chưa ổn định dễ bị đau bụng.
Ảnh minh họa.
“Các gia đình thường dọn mâm bàn rất nhiều thức ăn, khôngăn hết lại cất vào tủ lạnh dự trữ để bữa sau ăn tiếp. Việc làm này khiến đường tiêu hóa non nớt của trẻ bị tổn thương dẫn đến bệnh tiêu chảy”, bác sĩ Dũng nói.
Còn một nguyên nhân khác là ngày Tết các gia đình thườngđi chơi, chúc Tết ở nhiều gia đình khác nhau, hoặc đưa con ra khu du lịch, khu vui chơi. Trong quá trình đó, ăn nhiều loại thức ăn hoặc dụng cụ chế biến, thực phẩm không đảm bảo dễ gây ra tiêu chảy.
“Trong ngày thường, chế độ ăn của trẻ rất khoa học, 3 bữa cơm và kèm theo đồ ăn nhẹ như sữa, sữa chua… Nhưng trongdịp Tết, chế độ ăn của trẻ bị đảo lộn hoàn toàn nên cha mẹ cần lưu ý để con không bị tiêu chảy”, TS cho biết.
Cách phòng bệnh tiêu chảy trong dịp Tết
Nói về biểu hiện của bệnh tiêu chảy,TS Dũng cho biết, khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày)tức là bị tiêu chảy.
Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng khác như: nôn, mửa nhiều lần. Việc này khiến trẻ mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. “Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài”, TS Dũng nói.
Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ trong dịp Tết, theo TS Dũng, vì ăn uống ngày Tết các ngày thường nên chúng ta phải phòng bệnh theo nguyên nhân đã nêu ở trên.
Theo TS Dũng, để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ cần: “Cha mẹ nên nhớ duy trì chế độ ăn hàng ngày của trẻ, không cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt và các đồ uống có ga. Để làm được điều này cha mẹ phải thường xuyên để ý quan tâm đến con mình, không vì tâm lý ngày Tết mà mặc kệ con muốn ăn gì cũng được”.
Khi đưa con đến khu vui chơi nên hạn chế cho con ăn uống ở các hàng quán trong công viên, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non, không được như người lớn.
Mặt khác, cha mẹ nên giữ vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ, đây là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi. Bởi vì, sàn nhà hay đồ chơi là những nơi có nhiều vi khuẩn khiến trẻ dễ mắctiêu chảy.
Cũng theo bác sĩ Tiến Dũng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy trẻ có những biểu hiện như: đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong ngày và kéo dài hơn 2 ngày; trẻ bị đau bụng; trong phân của trẻ có lẫn một chút máu hoặc dịch màu nâu như dịch nhầy ở mũi; trẻ ăn vào bị nôn, cơ thể trẻ mệt mỏi.
Trang Lê
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.