Thứ Năm, 13/04/2017 | 18:30

Chỉ vì các dụng cụ trữ nước trong nhà mà nhiều trường hợp trẻ bị tử vong thương tâm.

Bé ngã vào thau nước

Bác sĩ Đinh Tấn Phương (Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp.HCM) cho hay, bệnh viện mới tiếp nhận một bé gái hơn 10 tháng tuổi. Thời điểm nhập viện, bé có dấu hiệu tím tái, phải bóp bóng thở.

Trước đó, khi gia đình đang nghỉ trưa thì không thấy con. Cả nhà đi tìm nhưng phát hiện bé gái đã ngã vào thau nước trong nhà. Dù được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng cháu đã không qua khỏi.

Kiểu trữ nước nhiều nhà vẫn làm có thể 'lấy mạng' con trong tích tắc nếu bố mẹ cứ tiếp tục thờ ơ

Con ngã vào chậu nước tại nhà trọ

Hồi tháng 9 năm ngoái, bé Y. (13 tháng tuổi, Bình Dương) cũng bị ngã vào chậu nước dẫn đến ngưng thở. Theo người nhà nạn nhân, bố mẹ cháu Y. vào làm công nhân ở Bình Dương. Gia đình mới chuyển đến khu trọ này chưa lâu thì xảy ra sự việc trên.

Sau khi được phát hiện, bé Y. được đưa đến bệnh viện kịp thời tuy nhiên không qua khỏi. Tại bệnh viện, bố mẹ cháu bé khóc lóc thảm thiết khi chờ nhận thi thể con khiến mọi người không khỏi xót xa.

Ngã vào chậu nước ở trường mầm non

Hồi năm 2009, bé Trâm (4 tuổi, Thanh Hóa) khi cảm thấy khát nước đã vào chậu nước ở khu vệ sinh trong trường mầm non để múc. Cháu bị trượt chân và ngã vào chậu nước. Bạn của bé Trâm là bé Nhi đã cố gắng kéo cháu Trâm ra nhưng không được. Khi các cô giáo chạy đến, đưa đi cấp cứu thì bé Trâm đã tử vong.

Theo nhận định của cơ quan chức năng sau vụ việc, có thể sau khi ngủ dậy, cháu bé ra ngoài bị trúng gió nên trượt chân ngã nên không đứng dậy được.

Con ngã vào xô nước dẫn đến ngưng thở

Hồi tháng 3 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận một bệnh nhi 17 tháng tuổi bị ngã vào xô nước. Theo bác sĩ Tấn Phương, khi người lớn không để mắt, bé đã tò mò cố với chậu nước và ngã vào trong.

Khi đến nhập viện, bé bị ngạt nước, ngừng thở, suy mạch, hôn mê. Dù bác sĩ cứu chữa kịp thời nhưng bé đã chết não và tử vong sau đó.

Kiểu trữ nước nhiều nhà vẫn làm có thể 'lấy mạng' con trong tích tắc nếu bố mẹ cứ tiếp tục thờ ơ

Cần chú ý gì trong việc tích trữ nước?

Những sự việc trên là lời cảnh tỉnh cho phụ huynh trong việc giám sát con. Những dụng cụ trữ nước như xô, chậu rất phổ biến cần tránh xa tầm với của trẻ. Nếu đặt trong nhà tắm phải đóng cửa cẩn thận. Khi không có ai ở nhà có thể khóa cửa nhà tắm. Hoặc phải luôn có người theo dõi, giám sát trẻ đặc biệt khi vắng người. Các dụng cụ đựng nước như xô, chậu phải có nắp đậy cẩn thận tránh trẻ bị ngã vào trong.

Để sơ cứu bé bị đuối nước cần sơ cứu qua 4 bước:

– Khai thông đường thở, dùng khăn, gạc móc đất, bùn, đờm ra khỏi miệng

– Kiểm tra khả năng thở bằng mắt hay áp tai vào mũi và dùng mắt để ý khả năng thở. Nếu không thở hãy hồi sinh tim phổi.

– Sau đó, dùng 2 ngón tay bịt chặt mũi, thổi ngạt trong 2 giây, thổi trong 2 lần liên tiếp. Tiếp đó bạn ép tim ngoài lồng ngực ở dưới xương ức. Trẻ 0-12 tháng lấy 2 ngón tay ấn sâu 1-2cm, còn trẻ 1-8 tuổi dùng 1 tay ấn sâu 3-4 cm.

– Tiếp đó cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Nguy cơ khó thở thứ phát vẫn có thể xảy ra sau vài giờ nên cần chuyển đến cơ sở y tế và tiến hành các biện pháp sơ cứu.

Anh Minh (Tổng hợp)

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook