Các giai đoạn khác nhau của nhiễm trùng được biểu hiện bởi sự giảm chức năng của đại tuần hoàn và vi tuần hoàn.
Đồng thuận này chỉ giới hạn trong việc điều chỉnh tuần hoàn trong nhiễm trùng nặng, không bao gồm các liệu pháp điều trị suy chức năng cơ quan kèm theo (thận, gan, hệ thần kinh, cầm máu, ….).Không áp dụng cho trẻ sơ sinh.
Vấn đề 1: Các mục tiêu điều trị
– Các giai đoạn khác nhau của nhiễm trùng được biểu hiện bởi sự giảm chức năng của đại tuần hoàn và vi tuần hoàn. Ngày nay, trên vi tuần hoàn, việc theo dõi bằng monitor là rất hạn chế cũng như không có các phương pháp điều trị chuyên biệt. Mục tiêu điều trị thường được giới hạn ở các yếu tố của đại tuần hoàn (huyết áp động mạch, thể tích máu, chức năng tim, kháng lực của các mạch máu lớn).
– Lượng nước tiểu mỗi giờ, diễn tiến sinh học của chức năng thận và lactat máu trong quá trình điều trị là các thông số duy nhất có sẵn để theo dõi vi tuần hoàn (grade E).
– Khuyến cáo bù dịch sớm để làm tăng vận chuyển oxy, nâng huyết áp và cải thiện tiên lượng các bệnh nhân nhiễm trùng nặng (grade B).
– Nhiễm trùng làm thay đổi đáng kể tất cả các đặc tính của tim, ngoại trừ lưu lượng mạch vành. Ở bệnh nhân người lớn, 10% – 20% các bệnh nhân tiến triển thành suy chức năng tim/ suy tim thật sự có kèm SvO2 thấp kéo dài sau khi bù dịch. Các bệnh nhân này cần được điều trị bằng thuốc Inotrope dương (grade B).
· Các đặc thù trong nhi khoa
– Ở trẻ em, nhiễm trùng nặng thường đặc trưng bởi suy chức năng cơ tim (thường gặp nhất) và việc giảm thể tích náu nặng nhưng đáp ứng tốt với việc bù dịch. Hạ huyết áp thường xuất hiện nuộn nên khó chuẩn đoán. Các vấn đề chủ yếu là chuẩn đoán sớm, tiến hành bồi hoàn thể tích máu mạnh tay kết hợp với điều trị sớm bằng kháng sinh (gradeD). Tỷ lệ tử vong thường thấp hơn ở người lớn. Ban xuất huyết tối cấp (Purpura fulminans) là trường hợp các biệt phải được xem xét riêng.
Bảng 1
Định nghĩa nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng
Các yếu tố chuyên biệt ở trẻ nhỏ được in nghiêng và màu đỏ
Biến số |
Định nghĩa |
Đáp ứng viêm toàn thân (ít nhất có 2 tiêu chuẩn kể bên) |
Nhiệt độ > 38,3oC hay < 36o C
Mạch > 90 lần/ph > 2 SD tùy theo tuổi Nhịp thở > 20 lần/ph > 2 SD tùy theo tuổi Đường huyết > 7,7 mmol/L Bạch cầu > 12/000/mm3 hay < 4.000/ mm3 hay > 10% dạng chưa trưởng thành Tổn hại các chức năng hệ TKTW Thời gian phục hồi mao mạch > 2 giây > 5 giây Lactat máu > 2 mmol/L |
Nhiễm trùng |
Đáp ứng viêm toàn thân + nhiễm trùng (xác định hay phỏng đoán) |
Nhiễm trùng nặng |
Nhiễm trùng + lactat > 4mmol/L hay
Giảm huyết áp động mạch trước bù dịch hay rối loạn chức năng cơ quan (chỉ cần 1 yếu tố là đủ): · Hô hấp: PaO2/FiO2< 300 FiO2 > 0,5 đối với SpO2 > 92% · Thận: Creatinin máu > 17 µmol/L > 2 lần bình thường hay tiểu ít · Đông máu: INR > 1,5 > 2 · Gan: INR > 4, Bilirubin > 176 µmol/L Transaminase > 2 lần bình thường · Tiểu cầu: < 105/mm3 < 8 x104/ mm · Chức năng hệ TKTW: Thang điểm đánh giá hôn mê Glasgow < 13 < 11 |
Sốc nhiễm trùng |
Nhiễm trùng nặng + hạ huyết áp động mạch cho dù đã bù dịch đến liều: 20 – 40 mL/kg
> 40 mL/kg |
– Trong y học chứng cứ, giá trị khoa học của một nghiên cứu bao gồm 5 mức:
· Mức 1: Thử nghiệm ngẫu nhiên, cỡ mẫu lớn, kết quả rõ ràng, nguy cơ dương tính giả α và âm tính giả β thấp.
· Mức 2: Thử nghiệm ngẫu nhiên, cỡ mẫu nhỏ, kết quả không chắc chắn, nguy cơ dương tính giả α và âm tính giả β cao hoặc trung bình.
· Mức 3: Nguyên cứu không ngẫu nhiên, được kiểm soát bởi các nhóm nghiên cứu đồng thời.
· Mức 4: Nghiên cứu không ngẫu nhiên, so sánh với loạt ca trước đó hoặc với ý kiến chuyên gia.
· Mức 5: Ca lâm sàng, nghiên cứu không so sánh, không có ý kiến chuyên gia.
– Các khuyến cáo, được đưa vào sử dụng một cách tự nguyện và được tổng hợp dựa trên các bằng chứng y khoa với vác tháng giá trị như sau:
· Grade A: khuyến cáo dựa trên ít nhất 2 nghiên cứu mức độ 1.
· Grade B: khuyến cáo dựa trên 1 nghiên cứu mức độ 1.
· Grade C: khuyến cáo dựa trên các nghiên cứu mức độ 2.
· Grade D: khuyến cáo dựa trên 1 nghiên cứu mức độ 3.
· Grade E: khuyến cáo dựa trên các nghiên cứu mức độ 4 hay mức độ 5.
Benh.vn (tham khảo)
Chưa có bình luận.