Nhiều năm gần đây, các loại xà phòng (xà bông), sữa tắm, nước rửa tay diệt khuẩn đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng vì được giới thiệu có tác dụng tốt trong vệ sinh cơ thể. Tuy nhiên, không ít người bất ngờ vì theo nghiên cứu gần nhất nhiều loại nước rửa tay, xà phòng có chứa thành phần hóa chất nguy hiểm.
Các bác sĩ khuyên không nên lạm dụng nhiều xà phòng diệt khuẩnTồn tại hóa chất cấm
Đó chính là lý do để Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã chính thức ra quyết định cấm 19 loại hóa chất có trong các sản phẩm diệt khuẩn như xà phòng, nước rửa tay. Lý do, những hóa chất này gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như kháng vi khuẩn, làm ảnh hưởng tới nội tiết tố trong đó tiêu biểu là hai chất triclosan và triclocarban độc hại nhất. Điều đáng quan tâm hơn là 19 loại hóa chất bị FDA cấm trong thành phần nước rửa tay, xà phòng hiện có mặt phổ biến trong các sản phẩm đang lưu hành rộng rãi tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Theo các nhà khoa học, lệnh cấm này đã liên quan đến hơn 2.000 sản phẩm diệt khuẩn chiếm khoảng 40% số lượng xà phòng kháng khuẩn trên thị trường. Thực ra, 3 năm trước đây việc nghiên cứu tác dụng của các chất diệt khuẩn đã được quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng trong đó tìm ra các chất có yếu tố nguy cơ. Đáng lo ngại hơn trước đó, các loại xà phòng diệt khuẩn mà thành phần có chứa một hoặc nhiều hơn 19 hóa chất cấm lại không được kê toa theo cảnh báo của bác sĩ đã từng tự do lưu thông trên thị trường. Như vậy, đã có một thời gian dài người tiêu dùng sử dụng chất độc hại trong xà phòng, nước rửa tay mà không hay biết. Tưởng vệ sinh để cho sạch sẽ ai ngờ mình lại tự làm hại cơ thể mình theo kiểu “đổi sạch sẽ lấy bệnh tật” mà không hay biết. Ngoài người lớn, đàn ông có rất nhiều người sử dụng các loại dung dịch tắm gội có nhiều chất kiềm là trẻ em, phụ nữ có thai cần được bảo vệ cẩn thận hơn.
Không nên lạm dụng
Vào đầu tháng 9 vừa qua, nhiều dự thảo đưa ra đã có hiệu lực về các sản phẩm nằm trong diện độc hại cấm không được lưu thông. Tuy có lo lắng nhưng dư luận người tiêu dùng cũng được trấn an vì thật sự an tâm hơn nhiều. Nếu không hậu quả về sức khỏe không chỉ ảnh hưởng tới hiện tại mà còn có thể ảnh hưởng cả di chứng trong tương lai nhất là 2 chất triclosan và tricslocarban độc hại không chỉ kháng khuẩn do lờn thuốc, ảnh hưởng tới nội tiết tố mà có thể ảnh hưởng tới gan như xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn cho rằng việc sử dụng 2 loại hóa chất này vẫn còn gây tranh cãi vì có người khẳng định an toàn nhưng có ý kiến cho rằng chúng không có tác dụng làm sạch mà còn là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ vi khuẩn kháng hóa chất. Lạm dụng nước rửa tay, xà phòng chứa nhiều chất kiềm còn làm hỏng làn da bên ngoài. Sau khi dùng, các loại nước thải này trôi xuống cống cũng ảnh hưởng đến các loài động thực vật khác mà không thể lường trước được.
PGS.TS Trần Hồng Côn nhắc nhở, hãy thận trọng khi dùng nước rửa tay vì nếu uống nhầm các hóa chất này thì sẽ gây rối loạn hormone, dị tật, vô sinh và cả ung thư. Ông khuyên, không nên lạm dụng quá nhiều nước rửa có chất diệt khuẩn và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng đặc biệt tránh xa tầm tay trẻ em.PGS.TS Trần Hồng Côn – Bộ môn công nghệ hóa học – Khoa Hóa (Trường ĐH KHTN Hà Nội) cho biết: “Hai chất hữu cơ diệt khuẩn này người ta đã sử dụng từ lâu và rất phổ biến. Gần đây FDA thấy các dữ liệu về 2 chất này chưa thỏa mãn nên cấm sử dụng và lệnh này sẽ có hiệu lực từ tháng 9 sang năm. Lệnh cấm này không có nghĩa hai chất này gây độc cấp tính cho người dùng nên bị cấm mà chỉ là chưa rõ ràng, có thể có rủi ro. Như vậy có nghĩa là từ trước đến nay vẫn dùng thì cứ dùng bình thường, gần như là không có hại gì”.
Trước cảnh báo của FDA, Cục Quản lý dược – Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị sản xuất, công ty nhập khẩu tại Việt Nam phải rà soát kỹ thành phần các sản phẩm rửa tay diệt khuẩn báo cáo về đơn vị có chức trách. Cũng theo Cục Quản lý dược, danh mục các chất cấm này sẽ đưa ra trao đổi, bàn thảo chính xác và trung thực hơn tại Hội đồng mỹ phẩm các nước ASEAN tổ chức vào tháng 11-2016. Vì theo quy định về quản lý mỹ phẩm tại các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam, tất cả phải tuân theo Hiệp định Hòa hợp mỹ phẩm ASEAN. Trong lúc chưa có sự thống nhất, các chuyên gia hóa học khuyên có thể dùng các hợp chất hữu cơ khác để thay thế triclosan cũng như các chất thuộc danh mục 19 hóa chất mà FDA khuyến cáo vì hiện có hơn 200 hợp chất hữu cơ có tác dụng tương tự mà lại an toàn hơn. Có như vậy mới đảm bảo an toàn về sức khỏe và tâm lý cho người tiêu dùng.
Bài, ảnh: Nguyễn Hoàng Anh
Nguồn: Giáo dục Online
Chưa có bình luận.