Thứ Sáu, 17/03/2017 | 17:55

Cắn móng tay là thói quen xấu, không chỉ có thể nhiễm khuẩn mà còn có thể mắc phải chứng bệnh sau.

Cắn móng tay là thói quen xấu. Tuy nhiên, không ít người vẫn xem đây là thói quen khó bỏ. Trên thực tế, dưới lớp móng tay cứng là nơi tập trung của nhiều vi khuẩn. Do tay của bạn thường xuyên phải hoạt động và tiếp xúc với các đồ dùng.

Tuy nhiên, thói quen này có thể để lại hậu quả về sau đặc biệt là sau 10-20 năm. Khi cơ xương khớp bắt đầu yếu dần dẫn đến bệnh ở khớp thái dương hàm.

Không chỉ có thể nhiễm khuẩn, cắn móng tay còn dẫn đến căn bệnh sau

Chị Bình đã có thói quen cắn móng tay hàng chục năm nay. Theo lời chị Bình, biết là không nên và bẩn nhưng rất khó bỏ thói quen này. Năm nay đã gần 40 tuổi, chị Bình đang bắt đầu dừng cắn móng tay để làm gương cho các con. Nhưng có những lúc rảnh rỗi hay căng thẳng, chị Bình lại cắn móng tay như một cách để giải tỏa stress.

Thời gian gần đây, chị Bình liên tiếp xuất hiện các cơn đau ở hàm gần mang tai. Những cơn đau ban đầu chỉ thoáng qua, sau đó là đau dai dẳng và ê ẩm. Mỗi khi cơn đau xuất hiện, chị Bình rất khó nhai, nếu nhai mạnh còn đau đớn hơn.

“Khi đi khám, bác sĩ bảo tôi bị viêm khớp thái dương hàm. Nguyên nhân do cắn móng tay quá lâu và nhiều lần nên khi ở độ tuổi 40 bắt đầu xuất hiện triệu chứng như trên. Bác sĩ cho tôi thuốc bôi sau đó là tập trị liệu, hiện tại cũng đã đỡ dần”, chị Bình cho hay.

Cắn móng tay gây bệnh gì?

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Tiến Minh (Chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt) cho hay, cắn móng tay ai cũng từng làm. Tuy nhiên, có người cắn móng tay rất ít nhưng có những người xem đó là thói quen khó bỏ. Thói quen này được hình thành từ khi còn bé, đến khi 30-40 nhiều người vẫn còn thói quen xấu này.

“Không ít người nghĩ rằng, chỉ cần tay sạch sẽ có thể cắn móng tay không sao. Nhưng không chỉ có móng tay bẩn mới gây bệnh mà thói quen này lại tác động lên xương hàm gây đau về sau”, bác sĩ nói.

Trong đó, đáng lo ngại nhất là thói quen này khiến cho bạn có thể bị viêm khớp thái dương hàm. Ban đầu sẽ là những cơn đau, tiếp đến là khớp thái dương hàm mất cân bằng. Khi khớp này có vấn đề, lúc nhai hay há miệng có thể phát ra tiếng kêu hay lộc cộc bên trong.

“Khi khớp thái dương hàm bị đau, nhức, bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt việc ăn uống rất khó khăn nhất là thức ăn dai, cứng. Do đó, khi có triệu chứng viêm khớp thái dương hàm phải đi khám ngay”, bác sĩ cho hay.

Trên thực tế, viêm khớp thái dương hàm không biểu hiện đau đớn ngay. Ban đầu có thể chỉ là những dấu hiệu như há miệng khó, nhai hơi mỏi… Khi bệnh ở thể nặng sẽ đau một bên hay cả hai bên hàm, khó nhai và cắn, đau răng kèm theo chóng mặt, ù tai.

“Bệnh không gây nguy hiểm nhưng phải đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ. Nếu để quá lâu, khớp thái dương hàm sẽ bị thoái hóa càng gây khó khăn khi há miệng, thậm chí không há được miệng”, bác sĩ cảnh báo.

Do đó, để tránh mắc phải bệnh này phải chú ý không ăn các đồ ăn quá cứng, không nhai đá lạnh hay các khúc xương cứng. Bên cạnh đó phải bỏ thói quen cắn móng tay.

“Duy trì chế độ ăn các thức ăn mềm, không quá cứng. Thường xuyên bổ sung canxi để hệ cơ, xương, khớp được vững chắc”, bác sĩ Minh cho hay.

Đông Phương

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook