Thứ Năm, 02/11/2017 | 10:04

Thừa cân là một trong nhưng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cứ 10 giây trôi qua, thế giới có một người tử vong vì bệnh đái tháo đường, 24 giờ tiếp theo có bệnh nhân mắc biến chứng như mất thị lực, suy tim, chạy thận.

Dấu hiệu nào cảnh báo bệnh tiểu đường?
Đi tiểu thường xuyên
Bụng đau âm ỉ
Mất ngủ, tê bì chân tay

Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân và đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Điều này có nghĩa thận phải làm việc nhiều hơn để thải lượng đường thừa.

Khi nào cân nặng cảnh báo bạn có thể mắc bệnh tiểu đường?
Giảm hoặc tăng cân đột ngột, không rõ lý do
Giảm cân đột ngột, không rõ lý do
Tăng cân đột ngột do thèm thức ăn ngọt

Giảm hoặc tăng cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do đái đường gây nên. Cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái đường (thường là đái đường type 1) dễ bị sụt cân nhanh chóng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn ngọt) và gây tăng cân.
Thói quen sinh hoạt nào làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh?
Ăn khuya
Bỏ bữa sáng
Ngồi nhiều
Theo bác sĩ Từ Kim Thanh, Bệnh viện Quận 2 TP.HCM, bệnh tiểu đường có nguyên nhân chính từ thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều đường, chất béo, thức ăn nhanh, lối sống thụ động, ít tập thể thao hay thức khuya, ăn khuya.
Độ tuổi nào dễ mắc bệnh tiểu đường?
Trên 30 tuổi
Trên 40 tuổi
Trên 50 tuổi
Trên 60 tuổi
Theo giáo sư Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hiệp hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất.
Tiểu đường có thể dẫn đến bệnh gì?
Đau dạ dày
Thoát vị đĩa đệm
Đau tim
Bệnh sẽ làm tăng nhãn áp và tăng lượng đường trong máu. Tiểu đường không được điều trị có thể dẫn đến đau tim và mù mắt.
Bệnh tiểu đường có thể tái phát sau khi?
Sinh con
Phẫu thuật
Giảm cân
Nếu bạn mắc bệnh trong khi mang thai, bệnh càng có nhiều cơ hội tái phát sau đó. Vì vậy, bạn cần theo dõi thường xuyên, kiểm soát, lên kế hoạch dự phòng tốt để tiểu đường không tái phát sau khi sinh con.
Bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền từ mẹ sang con?

Không
Bệnh tiểu đường type 1 có tỷ lệ di truyền 10% nếu người cha bị mắc bệnh. Nếu chỉ người mẹ bị bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh của đứa trẻ là 4%. Tỷ lệ này cao hơn ở tiểu đường type 2. Nếu bạn được chẩn đoán tiểu đường type 2 trước 50 tuổi, nguy cơ mắc bệnh của con cái trên 14%. Con số này đạt mức 50% nguy cơ nếu trẻ có cả bố và mẹ bị tiểu đường.
Sự kết hợp thực phẩm nào dưới đây tốt cho bệnh tiểu đường?
Thêm tinh bột nghệ vào món ăn
Thêm hạt chia vào sinh tố
Thêm muối vào các món ăn
Theo Boldsky, hạt chia chứa chất xơ giúp giảm đường huyết sau khi ăn bữa nhiều carb. Cho thêm hạt chia vào hỗn hợp sinh tố sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu và hỗ trợ làm chậm tiêu hóa. Điều này sẽ giúp đường huyết tăng chậm.
Loại đồ uống nào có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh?
Nước lọc
Cà phê
Trà
Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đan Mạch, Cafestol, một chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong cà phê có thể trì hoãn sự khởi phát bệnh tiểu đường type 2, cải thiện chức năng tế bào và độ nhạy insulin ở chuột thí nghiệm.
Bệnh nhân tiểu đường cần kiêng đồ ngọt tuyệt đối?
Đúng
Sai
Bác sĩ Trương Ngọc Dương, khoa Nhi, Bệnh viện Quân y 103, cho biết đa số bệnh nhân bị tiểu đường đều cho rằng đồ ngọt như đường và bánh ngọt phải kiêng tuyệt đối. Điều này hoàn toàn sai lầm. Việc tính đếm đến lượng chất bột đường ăn vào quan trọng hơn loại bỏ chất đường ra khỏi bữa ăn. Ăn một chút đường vẫn tốt.
Phương Anh
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook