Thứ Ba, 06/09/2016 | 12:39

Bệnh ỉa chảy cấp là tình trạng ỉa phân lỏng quá 3 lần trong một ngày (nếu phân thành khuôn, thì dù 3-4 lần cũng không phải là ỉa chảy). Dưới 14 ngày gọi là cấp, quá 14 ngày là kéo dài. Xử trí gồm bù nước đã bị mất và điều trị nguyên nhân.

Bù nước bị mất

Nguy hiểm của ỉa chảy cấp, đặc biệt ở trẻ em, là cơ thể thiếu nước và điện giải. Do đó, mặc dù nguyên nhân nào, đều thiết yếu là phải đánh giá ngay mức độ thiếu nước để bù cho đủ.

Xử trí ỉa chảy cấp chưa có dấu hiệu thiếu nước (Phác đồ A):

– Uống nhiều nước, như nước cháo, nước súp, nước cơm … Nếu trẻ nôn, cho uống từng thìa nhỏ, nghỉ 2-3 phút lại tiếp tục.

– Ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo, cơm, đỗ, thịt, cá, trứng, quả (chuối rất tố), rau xanh (luộc ít nước và uống cả nước)

  Chưa thiếu nước Thiếu nước Thiếu nước nặng
Hỏi Dưới 4 phân lỏng/ngày; không nôn hoặc nôn ít;

Không khát

Nước tiểu bình thường

Từ 4 đến 10 phân lỏng;

Có nôn;

*Khát, háo nước;

Nước tiểu ít thẫm màu

Trên 10 phân lỏng;

Nôn rất nhiều

* không uống nổi

6 giờ không có nước tiểu

Nhìn Toàn trạng tốt, nhanh nhẹn

Nước mắt: có

Mắt: bình thường

Mồm và lưỡi: ướt

Thở bình thường

*Không sốt, buồn ngủ, dễ cáu;

Nước mắt: không có

Trũng

Khô

Nhanh

* Li bì, hôn mê, vật vã, co giật

Không có

Rất khô và trũng

Rất khô;

Rất nhanh và sâu

Sờ Nếp da bụng: mất nhanh

Mạch: bình thường

Thóp: bình thường (ở trẻ em)

*Mắt chậm; dưới 2 giây

Nhanh

lõm

* Mắt rất chậm, trên 2 giây;

Rất nhanh nhỏ hoặc không sờ thấy

Rất lõm

Cân Cân nặng: giảm dưới 2,5% so với lúc chưa ỉa chảy Giảm từ 2.5 đến 10%

 

Giảm quá 10%
  Kết luận: chưa thiếu nước dùng phác đồ A dưới đây Nếu có từ 2 điểm trở lên, trong đó có 1 điểm * là thiếu nước dùng phác đồ B Nếu có từ 2 điểm * trở lên, trong đoa 1 điểm * là thiếu nước nặng, dùng phác đôc C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nên nghiền nhỏ cho dễ tiêu, chia ra nhiều bữa; ăn đủ no, không cần hạn chế. Trẻ đang bú cứ tiếp tục cho bú; nếu đang ăn sữa, nên pha loãng trong những giwof đầu. hết ỉa chảy rồi, vẫn nên cho ăn như vậy trong một tuần nữa.

– Nếu có sẵn Oresol (ORS), hòa tan mootj gói vào một lít nước đun sôi để nguội. Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50-100ml cho một lần đi ỉa, uống đần dần từng thìa nhỏ cách nhau 1-2 phút.

– Từ 2 – 10 tuần tuổi: uống 100-200ml cho một lần đi ỉa, nhưng phải uống dần dần từng ngụm nhỏ.

Xử trí ỉa chảy cấp có thiếu nước (Phác đồ B)

Cho uống Oresol ngay (pha và cách uống như trên)

– 4 giờ đầu tiên cho uống theo cân nặng. Nếu không cân được thì tính theo tuổi (bảng 2)

Bảng 2: Lượng dung dịch Oresol phải cho uống theo cân nặng và theo tuổi:

Cân nặng Dưới 5kg 5-8kg 8-11kg 11-16kg 16-30kg 30-35kg
Tuổi Dưới 4 tháng 4-11 tháng 12-23 tháng 2-4 tuổi 4-14 tuổi 15 tuổi
Lượng Oresol 300ml 400-600ml 600-800ml 0.8-1.2 lít 1.2-2 lít 2-4 lít

Nếu nôn, cho uống từng thìa nhỏ, cách nhau 2-3 phút.

Nếu thấy phù mi mắt, phải ngừng oresol và cho uống nước trắng hoặc bú mẹ.

– Sau 4 giờ, đánh giá lại tình trạng thiếu nước theo bảng 1 để xử lý tiếp theo. Khi hết dấu hiệu thiếu nước, có thể cho chữa tại nhà, phát thêm Oresol (dặn dò cách pha và cách uống cho đúng)

– Có thể tự làm dung dịch Oresol:lấy 1 thìa nhỏ (thìa cà phê 5ml) muối ăn và 8 thìa đường kính, hòa tan vào 1 lít nước sạch (khi đong đừng lấy thìa có ngọn mà phải gạt ngang). Chú ý đừng nhầm muối với đường. Tốt nhất là dùng nước cháo, cho thêm 3 gam muối trong 1 lít nước cháo; nhiều muối quá sẽ nguy hiểm.

Xử trí ỉa chảy cấp thiếu nước nặng (Phác đồ C):

– Phải truyền tĩnh mạch ngay, tốt nhất là dung dịch Ringer lactat hoặc các dung dịch khác. Cho uống Oresol trong khi chuẩn bị truyền. Nếu không có điều kiện truyền dịch, có thể đặt sonde dạ dày và nhỏ giọt Oresol trong 6 giờ liền, 20 ml/kg/1 giờ, vậy tổng liều là 120mg/kg. Khám lại mỗi giờ một lần để điều chỉnh khi cần.

Nếu không có cả điều kiện đặt sonde dạ dày, đành cho uống Oresol 120 ml/kg/6 giờ.

Theo dõi 3 giờ sau. Nếu các dấu hiệu thiếu nước không tiến triển tốt, cần phải đưa đến bệnh viện để truyền tĩnh mạch.

Chú ý: trong các trường hợp ỉa chảy, không nên dùng các thuốc cẩm ỉa như opi (viên rửa) …

Thuốc chống nôn như atropin cũng nên thận trọng.

Chữa nguyên nhân.

Khi đã bắt đầu bù nước bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch, phải khám kỹ để tìm nguyên nhân.

Trường hợp 1: phân có máu, kèm sốt nên nghĩ đến:

– Lỵ trực khuẩn

– Salmonella (tuy đa số phân không có máu)

Điều trị: Bactrim (Biseptol; Cotrimoxazol) uống 5 ngày.

Trẻ em 30mg/kg x 2 lần/24 giờ.

Với lỵ trực khuẩn có thể thay bằng tetracyclin: trẻ em uống 12.5 mg/kg x 4 lần/24 giờ x 3 ngày. Người lớn 500 mg x 4 lần/24 giờ x 3 ngày. Dùng tetracyclin cho trẻ em là bất đắc dĩ, phải so sánh lợi hại (trường hợp thông thường, cấm dùng tetracyclin cho trẻ dưới 9 tuổi).

Trường hợp 2: phân không có máu, có sốt: nghĩ đến:

– Enterovirus là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Bắt đầu đột ngột, nôn mửa, ỉa nhiều nước, sốt nhẹ đôi khi phân có nhày. Thường tự khỏi, nhưng cũng có khi nặng. Không cần dùng kháng sinh.

– Salmonella thường nhiều người mắc một lúc, 12-48 giờ sau cùng một bữa ăn, sốt rét run, rồi nôn và ỉa chảy.

Điều trị: Nên cho kháng sinh, nhất là những ca nặng: ở người lớn, sốt kéo dài quá 48 giờ, lách to, ban đỏ khắp người; ở trẻ con có dấu hiệu nhiễm độc.

Sulfamethoxazol + trimethoprim (400/80), mỗi lần uống 2 viên, dùng 3 lần/24 giờ cho đén khi hết sốt, sau đó mỗi lần 2 viên, dùng 2 lần/24 giờ và dùng 10 ngày liền. Trẻ em cho liều thấp hơn (xem phần thuốc “ Co-trimoxazol)

Hoặc cloramphenicol 50mg/kg/24 giờ, chia làm 4 lần uống (chú ý đến những chống chỉ định của cloramphenicol).

Chú ý: ở trẻ em, ỉa chảy kèm sốt có thể do những bệnh khác như sốt rét, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm amidan, viêm tai…

Trường hợp 3: phân có máu, nhưng không sốt có thể là:

– Lỵ amip: di nhiều lần, nhưng rất ít phân, dễ tái phát, tìm thấy amip trong phần.

Điều trị: bằng metronidazol: mỗi lần 3 viên 0.25g, uống 3 lần trong 24 giờ, dùng trong 5 ngày. Trẻ em 10mg/kg, cũng uống 3 lần/24 giờ, dùng 5 ngày.

– Giun tóc nếu nhiều cũng gây ỉa chảy.

Điều trị: mebendazol (Vermox, 100mg) người lớn cũng như trẻ em uống 1 viên lúc sáng và 1 viên lúc tối, dùng trong  3 ngày liền. Trẻ em dưới 2 tuổi không được uống.

Trường hợp 4: phân không có máu, không sốt. Thường gặp là:

– Enterovirus (đọc ở trên, trường hợp 2)

– Do độc tố ruột non, ví dụ do tụ cầu: ủ bệnh 2-6 giờ và thường khỏi sau 24 giờ. Đôi khi ỉa chảy và nôn rất nặng. Do thức ăn bị bẩn.

– E. coli

– Bệnh tả: ủ bệnh 1-5 ngày, rồi ỉa chảy ngay. Phân rất nhiều, toàn nước, trắng đục như nước vo gạo. Nôn nhiều, gây thiếu nước nựng. Những ca nặng (huyết áp tụt, chuột rút) có thể chết trong vòng 24 giờ, không đau bụng, thân nhiệt thấp.

Điều trị: bù nước theo phác đồ C (xem trên).

Kháng sinh: Tetracyclin viên 0.25g, mỗi lần 2 viên, uống 4 lần/24 giờ, dùng trong 3 ngày; hoặc sulfamethoxazol + trimethoprim (như trong Salmonella ở trường hợp 2).

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook