Thứ Sáu, 23/10/2015 | 13:05

Ho trong một vài trường hợp có thể không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của trẻ nhỏ, đặc biệt khi bé đã đến tuổi đi học.

Ho sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào khi đến trường?

Hiểu đúng về ho

Ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Ho có rất nhiều nguyên nhân như do cảm cúm, do viêm đường hô hấp hoặc do thời tiết chuyển mùa… Với những nguyên nhân khác nhau các cơn ho cũng sẽ biểu hiện khác nhau. Thông thường có 3 loại ho sau:

– Ho khan: là loại ho hầu như không có đàm, càng ho trẻ càng cảm thấy rát cổ họng. Nguyên nhân của bệnh thường do cúm, cảm lạnh đột ngột, bệnh viêm phế quản, dị vật kẹt ở đường hô hấp hoặc bị ảnh hưởng bởi môi trường.

– Ho đàm: Ho đàm có đặc trưng là nặng ngực, cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đàm. Trẻ sẽ có cảm giác nghẹt thở và khó thở, người mệt lả sau những cơn ho.

– Ho dị ứng: Khác với trẻ ho do viêm nhiễm thường hay sốt, có thể có đàm đục, đàm xanh, trẻ ho do dị ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đàm nhưng là đàm trong, không sốt, kèm theo triệu cứng dị ứng như: ngứa mắt, mũi, chảy nước mắt, nước mũi, sung huyết mũi, khi xét nghiệm thì bạch cầu đa nhân trung tính không tăng.

Ảnh hưởng của ho khi bé đến trường

Ho không chỉ khiến bé chán ăn mệt mỏi mà còn gây ra rất nhiều phiền toái khi đi học. Những cơn ho liên tiếp làm bé không thể tiếp thu được bài học của thầy cô. Chưa kể, âm thanh không đáng yêu ấy ảnh hưởng trực tiếp đến những bạn cùng lớp khiến các bạn mất tập trung. Một số loại ho còn lây lan từ trẻ này qua trẻ khác.

Ho sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào khi đến trường?
Nguyên nhân khiến bé ho có rất nhiều nguyên nhân như do cảm cúm, do viêm đường hô hấp hoặc do thời tiết chuyển mùa… (Ảnh minh họa)

Trong trường hợp vẫn muốn cho bé đến trường khi bị ho, bạn cần dạy con một số nguyên tắc cơ bản để tránh ho lây lan:

– Dùng tay và khăn giấy che miệng khi ho.

– Thường xuyên rửa tay nhất là sau khi nhảy mũi, trước khi ăn và sau khi cầm nắm vật dụng ở nơi công cộng.

Khi điều trị săn sóc tại nhà, phải:

– Cho uống thuốc theo toa bác sĩ.

– Giữ vệ sinh tổng quát

– Hút đàm nhớt cho trẻ để tránh đàm nhớt sẽ làm trẻ nghẹt thở.

– Chỉ nên cho trẻ ăn ít, nhưng nhiều lần trong ngày. Nên cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá như cháo hoặc súp. Nếu bị ói ngay sau khi ăn nên vỗ lưng trẻ, cho trẻ uống nhiều nước rồi cho trẻ ăn lại từ từ.

– Nên giữ ấm cho trẻ. Ðề phòng những cơn lạnh đột ngột.

Ho sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào khi đến trường?

Các bà mẹ có thể tư vấn thêm các dược sĩ nhà thuốc vá bác sĩ nhi để mua loại thuốc ho có các thành phần Dextromethorphane; Chlorpheniramine maleate và Guaifenesin/Sodium citrate để điều trị cơn ho khan, ho có đàm và ho dị ứng cho bé

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook