Thứ Tư, 16/09/2015 | 03:56

Giám đốc viện E lý giải vụ bệnh nhân chết khi tán sỏi

Lãnh đạo bệnh viện E Trung ương đã có thông tin chính thức xác nhận vụ việc bệnh nhân N tử vong tại Bệnh viện E Trung ương chiều (24/3).

Bệnh nhân Đặng Công N. (66 tuổi) ở Phú Thượng, Tây Hồ (Hà Nội) chết bất thường khi tán sỏi thận tại Bệnh viện E Trung ương.

Lãnh đạo bệnh viện E Trung ương đã có thông tin chính thức xác nhận vụ việc bệnh nhân N tử vong tại Bệnh viện E Trung ương chiều (24/3).

Theo ông Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc Bệnh viện E, cách đây 6 tháng bệnh nhân xuất hiện tình trạng đái buốt, đái rắt, chóng mặt …

Khi khám, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã bị sỏi san hô bên thận phải (4,4 cm) và ước tính xuất hiện gần 10 năm, ngoài ra có gần chục viên sỏi khác nằm bên cạnh.

Sau khi theo dõi các bác sĩ cho biết, thận trái của bệnh nhân đã bị câm, không ngấm thuốc. Bệnh cạnh bệnh lý liên quan đến thận, bệnh nhân này còn có một số bệnh khác như: cao huyết áp, đường huyết tăng nhẹ, điện tâm đồ bất thường …

Từ những biểu hiện trên, các bác sĩ đã hội chẩn tại khoa Thận tiết niệu và chẩn đoán: bệnh nhân bị sỏi thận nội quản hai bên, ứ nước thận trái, cao huyết áp có biến chứng và rối loạn lipit đường.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã làm thủ thuật tán sỏi cho bệnh nhân tại phòng tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser, trước khi tán sỏi các bác sĩ gây tê tuỷ sống và làm thủ thuật.

Sau 15 phút, đã tìm thấy sỏi và làm bục túi mủ trong đó có mủ màu xanh và màu vàng.

“Làm thủ thuật xong, bệnh nhân có biểu hiện tim ngừng đập, sau đó các bác sĩ phải cấp cứu tại chỗ và chuyển về khoa hồi sức các đó 10 mét để điện tim. Tuy nhiên, không cứu nổi bệnh nhân”, ông Nghị nói.

Ông Nghị giải thích, tuy sự việc đã xảy ra, nhưng hiện nay bệnh viện vẫn chưa kiểm thảo tử vong. Bởi theo đúng trình tự, kiểm thảo tử vong sẽ được thực hiện sau 2 tuần tính từ khi bệnh nhân mất. Đồng thời, bệnh viện cũng đã đóng cửa phòng tán sỏi niệu quản nội soi bằng laser 2 tuần.

Ông Nghị còn cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân tử vong là nhồi máu cơ tim cấp, ngừng tim, thận niệu quản 2 bên, ứ mủ thận trái, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hoá lipit.

“Nhồi máu cơ tim có thể xảy đến bất cứ lúc nào, người bệnh có thể chết ngay tại phòng mổ. Đã từng có bệnh nhân chưa kịp mổ, mới chỉ gây mê đã ngừng tim. Hoặc bệnh nhân chết khi lên cơn nhồi máu cơ tim ở ngay bệnh viện hoặc ở nhà…”, PGS.TS Hữu Nghị nói.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Thận tiết niệu, người trực tiếp thực hiện ca mổ khẳng định, trường hợp tử vong của bệnh nhân N.là hy hữu. “ Lần đầu tiên các bác sỹ của bệnh viện gặp phải. Khi các bác sỹ đang làm thủ thuật, bệnh nhân đột nhiên bị nhồi máu cơ tim và tử vong”, BS Tuấn cho hay.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook