Thứ Năm, 10/05/2018 | 17:20

Folie A Deux hay Shared Psychosis (Rối loạn tâm thần chia sẻ hoặc Cả hai cùng điên), gọi tắt SP là chứng tâm thần hiếm gặp, từng được y văn thế giới đề cập, song những bí ẩn về căn bệnh này đến nay y học hiện đại vẫn chưa hiểu hết.

Nguồn gốc Folie A Deux

Theo tạp chí trực tuyến Listverse.com (LC) của Anh, thuật ngữ Folie A Deux có nguồn gốc từ tiếng Pháp, thuật ngữ chính xác nhất để gọi tên căn bệnh này. Nó đề cập tới hai hoặc nhiều người có cùng chứng rối loạn ảo tưởng. Người bị bệnh thường có mối liên quan tới tổ tiên hoặc hôn nhân. Đôi khi, họ chỉ sống với nhau cũng có thể lây bệnh hoặc vô hại bởi ảo tưởng chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ nhưng đa phần là phạm tội, làm tổn thương hoặc thậm chí giết người. Đơn giản, bất cứ điều gì họ làm đều liên quan đến hiện tượng tâm lý lạ lùng, lặp đi lặp lại khác với phần lớn những người bình thường và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người.

Folie A Deux: Căn bệnh tâm thần hiếm gặp và nguy hiểmRối loạn SPchứa đựng nhiều bí ẩn nên phòng ngừa chữa trị còn gặp nhiều hạn chế

SP là một hội chứng tâm thần, trong đó các triệu chứng của một niềm tin ảo tưởng và ảo giác được truyền từ người này sang người kia nên mới có tên Cả hai cùng điên hoặc Điên có đôi. Người thứ nhất, (nguyên phát) là người trực tiếp trải qua những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Và người còn lại (thứ phát) là người bị rối loạn tâm thần chia sẻ. Người sau thường bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng bệnh tâm thần của người thứ nhất, và thể hiện những triệu chứng này khi ho đang giữ mối liên lạc với người bệnh.

Phân loại tâm thần gần đây có đề cập đến SP như rối loạn rối loạn tâm thần chia sẻ. Nó được hai nhà khoa học người Pháp Charles Lasegue và Jean-Pierre Falret nghiên cứu và đưa vào sách tâm thần học Pháp thế kỷ 19, đôi khi còn được gọi là hội chứng Lasegue-Falret. Cho đến nay chưa ai biết nguyên nhân cụ thể gây ra SP và cũng rất khó để chẩn đoán, do vậy việc chữa trị vẫn chưa có phác đồ tiêu chuẩn. Cần phải xác định chính xác người bệnh nguyên phát, sau đó mới xem xét đến người bệnh thứ hai và cân nhắc đến các vấn đề thần kinh khác. Một khi đã xác định được bệnh, cần tách riêng từng người để điều trị, nhằm ngăn chặn triệu chứng và càn có cá. Điều trị SP rất đa dạng như sử dụng thuốc chống loạn thần, thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm, áp dụng liệu pháp cá nhân, liệu pháp gia đình… Và cũng như những căn bệnh khác, nếu không được điều trị SP sẽ dẫn đến mạn tính, và có thể xảy ra ra những trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng của những người xung quanh.

Những ca bệnh SP nổi tiếng từng được đề cập trong y văn thế giới

Nathan Leopold Và Richard Loeb:

Vào năm 1924, nước Mỹ bàng hoàng khi nghe tin Nathan Leopold và Richard Loeb, hai chàng trai thông minh nhưng mắc bệnh  đã giết hại một bé trai một cách man rợ vì chứng rối loạn ảo giác. Nathan Leopold, Jr (1904 – 1971) và Richard Loeb (1905 – 1936) là những thanh niên cực kỳ thông minh. Leopold có chỉ số IQ cao hơn của Einstein, khi mới được 4 tháng tuổi đã có  IQ 210,  nói thuần thục hàng chục ngoại ngữ. Còn Loeb lại  là sinh viên trẻ tuổi nhất khoa sử Đại học Michigan và dự định sẽ học luật tại ĐH  Chicago. Vụ án xảy ra tháng 5/1924, do mắc bệnh ảo giác nên cả hai quyết định tìm bất kỳ một đứa trẻ nào để mang đi xử. Cả hai đã vô tình  bắt gặp bé Bobby Franks, 14 tuổi, đang đứng gần cổng trường nên quyết định bắt cậu bé này làm vật tế thần bằng cách dụ dỗ vào xe ô tô, sau đó đánh đập dã man bằng dùi đục. Tiếp tục lái xe tới nơi hoang vắng và cởi hết quần áo của nạn nhân, đổ axít lên mặt và bộ phận sinh dục của cậu để không còn nhận dạng được trước khi ném nạn nhân xuống rãnh nước rồi lái xe ra về. Vụ án được dư luận Mỹ gọi bằng cái tên “tội ác hoàn hảo” những năm đầu thế kỷ trước.

Folie A Deux: Căn bệnh tâm thần hiếm gặp và nguy hiểmNathan Leopold và Richard Loeb

Do phạm tội lần đầu, còn trẻ và mắc bệnh nên cả hai không hề run sợ, thậm chí còn để lại một bức thư tuyệt mệnh của nạn nhân tại hiện trường, song do bất cẩn Leopold đã làm rơi kính tại hiện trường nên cảnh sát đã tìm ra thủ phạm, buộc cả hai phải khai ra hành vi tội ác của mình. Kết thúc vụ án, giới nghiên cứu tội phạm học đã vào cuộc. Theo các nhà  nghiên cứu, tuổi tác không đóng vai trò gì trong hành động man rợ của kẻ giết người . Chúng không hề biết và không tư thù với nạn nhân mà chỉ để thỏa mãn sự mong muốn của bản thân. Điều đặc biệt hơn, cả hai đều rất thông minh, có học và hiểu luật. Phần còn lại đó là do ảo giác, do bệnh tật sai khiến. Căn bệnh SP đã biến chung thành những kẻ quái dị, không còn có cảm xúc của con người. Ngoài mắc bệnh, Leopold và Loeb còn duy trì mối quan hệ rất lạ, mang xu hướng tình dục đồng giới. Cả hai luôn bị ám ảnh bởi việc đọc tiểu thuyết trinh thám và tội phạm thực sự. Vụ án tuy kết thúc nhưng đã gây hoang mang dư luận, cả hai đã bị đưa ra tòa xét xử và bị kết án chung thân không ân xá.

Morgan Geyser và Anissa Weier:

Một cặp đôi tuổi teen nữ ở Wisconsin (Mỹ) là Morgan Geyser và Anissa Weier đã bị cáo buộc giết người, do Morgan Geyser chủ mưu, đâm chết một bạn học cùng lớp năm 2014. Theo thẩm phán, Morgan Geyser giết người không chủ ý vì mắc bệnh, còn theo luật Wisconsin, một khi thẩm phán đã đưa ra quyết định này, có nghĩa Geyser sẽ không chịu trách nhiệm hình sự về vụ giết người nói trên. Theo hồ sơ, khi phạm tội Geyser và bạn, Anissa Weier đã dụ bạn học rất thân tên là Payton Leutner vào công viên Nicolet National Forest ở Waukesha, Wisconsin, đâm bạn 19 nhát để tạo hành động không khác gì nhân vật ảo trên mạng điện toán Internetcó tên Slender Man.  Weier là người tra tấn còn Geyser làm người giũ chặt nạn nhân, nhưng may mắn, nạn nhân vẫn còn sống và thoát được ra ngoài và được một người đi xe đạp qua đường phát hiện, giải cứu.

Folie A Deux: Căn bệnh tâm thần hiếm gặp và nguy hiểmMorgan Geyser (trái) và Anissa Weier

Theo tòa, cả Morgan Geyser và Anissa Weier đều được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ảo tưởng, tâm thần phân liệt. Do vậy, tòa đã  quyết Geyser phải chịu mức án 40 năm còn Weier 25 năm quản thúc trong một bệnh viện tâm thần, mức án tối đa được áp dụng cho loại hình tội phạm này. Nếu được ra viện hoặc chăm sóc ngoại trú, cần phải có dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng và gia đình.

Christine và Lea Papin:

Christine và Lea Papin (hai chị em nhà Papin) người Pháp giúp việc cho gia đình ông bà Rene Lancelin cùng vợ Leonie, và con gái đã trưởng thành Genevieve. Vụ án hai chị em nhà Papin diễn ra vào đầu thế kỷ 20 được xem là vụ án tàn bạo và rùng rợn bởi cả thủ phạm lẫn nạn nhân đều là phụ nữ, kèm theo những chi tiết ghê tởm về sự loạn luân và thói đồng dục nữ. Tuy động cơ tội ác chưa được sáng tỏ song hai thủ phạm đều là người mắc bệnh tâm thần, Folie a deux hay rối loạn SP, trong đó bệnh nhân phát rồ song lại tính toán khá kỹ lưỡng.

Folie A Deux: Căn bệnh tâm thần hiếm gặp và nguy hiểmHai chị em nhà Papin: Christine và Lea Papin

Hai chị em nhà Papin là sản phẩm của một gia đình không bình thường, luôn bị lạm dụng. Cha của họ đã cưỡng dâm chị gái cả, nên cả ba chị em đều được gửi đi sống với các gia đình khác khi còn bé trước khi đến trại mồ côi và tu viện. Tất cả đều sống chung trong một một môi trường cô lập, im lặng và cách ly xã hội bên ngoài. Khi Christine bước sang tuổi 27 tuổi, em gái Lea ngoan ngoãn hơn bước sang  tuổi 21 tuổi là lúc cả hai cũng phát bệnh tâm thần và có những hành động kỳ lạ.

Chuyện xảy ra vào buổi tối năm 1933 khi mẹ con bà Lancelin bất ngờ trở về nhà trong bối cảnh mất điện và do bị bà chủ mắng, hai chị em nhà Papin đã ra tay đánh lại hai mẹ con chủ nhà. Vụ xung đột giữa hai người bị bệnh  với hai mẹ con chủ nhà được báo chí Pháp thời ấy gọi là “vũ điệu tàn khốc của bốn người”. Chị em nhà Papin áp đảo do còn trẻ lại tâm thần nên càng hung dữ, dùng dao và búa đánh đập hai nạn nhân đến tắt thở, thậm chí còn dùng dao xẻo thịt nạn nhân. Con gái bà chủ, Genevieve Lancelin lúc đó đang kỳ kinh nguyệt, nhưng cả hai chị em nhà Papin cũng không tha, lấy cả thứ máu nhơ bẩn đó phết lên người mẹ. Xong việc, lau dọn hết hiện trường là lên giường đi ngủ bình thường. Sau này khi bị phát hiện, chị em nhà Papin nhận tội ngay nhưng không hề ăn năn mà còn nói rằng chỉ là tự vệ.

Kết thúc vụ án, cả hai đã bị bắt giam và trong những năm sau đó, họ được được tách ra để phục vụ cho việc nghiên cứu. Việc ly thân khiến Christine đặc biệt căng thẳng và khi được gặp mặt, người ta phát hiện thấy hai người lại có mối quan hệ tình dục với nhau. Tuy có nhiều ý kiến trái ngược liên quan đến trường hợp này, song nhiều ý kiến của các chuyên gia tâm lý cho rằng cả hai đều xuất thân từ gia đình thiếu căn bản lại có chung những ảo tưởng hoang tưởng liên quan đến bệnh folie a deux khiến họ không làm chủ được bản thân, dẫn đến phạm tội.

DS. TRANG NHUNG

(Theo Listverse.com- 3/2018)


Nguồn: SKĐS

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook