Thứ Tư, 21/09/2016 | 12:30

Người Trung Quốc cổ đại từ xa xưa đã đặc biệt coi trọng thân thể của mình, vì vậy họ cũng là một dân tộc rất giỏi trong sử dụng các thuật dưỡng sinh để bảo vệ sức khỏe.

Từ “dưỡng sinh” xuất hiện sớm nhất trong bài của Trang Tử. Dưỡng có nghĩa là từ dưỡng, bồi dưỡng, bảo dưỡng, dưỡng dục, tu dưỡng; sinh là để chỉ sinh mệnh. Dưỡng sinh kết hợp lại có nghĩa là thông qua việc tu dưỡng nhân tâm, tu dưỡng thân để giúp cho sức khỏe thể chất và tinh thần của mình ngày càng thịnh vượng dồi dào.

Dưỡng sinh” mà người Trung Quốc cổ đề cập tới, là để chỉ nội dưỡng, cũng chính là cần phải bắt đầu thay đổi từ cải thiện môi trường nội bộ bên trong cơ thể, thông qua một loạt các phương pháp như nhập tĩnh, điều tức hô hấp, hoạt đông ý niêm, dẫn đạo khí cơ, ức chế các loại dục vọng, để đạt tới khả năng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Người Trung Quốc cổ xưa cho rằng: “Trời đất thiên địa là một đại vũ trụ, cơ thể con người là một tiểu vũ trụ”, vì vậy không tán thành việc con người luôn hướng ngoại ra thế giới bên ngoài, mà nên căn cứ vào những thay đổi cơ lý của vạn vật trong trời đất làm căn cứ để điều chỉnh tâm và thân thể mình, để đạt tới cảnh giới con người hòa hợp với trời đất làm một. Do đó, các công phái của Trung Quốc như Nho giáo, phật giáo, đạo giáo, y thuật, võ thuật… đều coi hướng nội là một điều rất quan trọng then chốt trong đạo dưỡng sinh.

Dùng thuốc là hướng ngoại, ‘hướng nội’ mới là bí quyết dưỡng sinh của người Trung Hoa cổ đại

Đối tượng hướng nội của những người học dưỡng sinh

Thói quen hướng nội tìm của người xưa là bởi sự trân trọng những điều vốn thiên sinh của bản thân mình, những đối tượng đó bao gồm: Đan điền, khí huyết, kinh lạc, huyệt vị, tạng phủ…

Khổng tử nói: “Người có đạo đức, người quân tử cần có 3 giới cấm: khi còn ít tuổi, khí huyết chưa ổn định, nên giới cấm chuyện sắc dục nam nữ, đến tuổi trưởng thành, khí huyết đầy đủ, nên giới cấm chuyện tranh đấu đua chen, đến khi về già, khí huyết dần cạn kiệt, giới cấm những ham muốn vô độ, cái gì cũng muốn có”. Đây là một minh chứng cho thấy Khổng tử rất coi trọng khí huyết trong sức khỏe con người, ông tin rằng, tình dục, vật chất, chiếm hữu tất cả đều ảnh hưởng tới sự cân bằng của cơ thể, vì vậy nhất định cần có sự kiềm chế tốt.

Mạnh Tử nói: “Ý chí được ví như người chỉ huy, có thể hỗ trợ giúp điều chỉnh khí huyết cơ thể, thể chất trong cơ thể được dồi dào, ý chí đầy đủ tốt đến đâu khí huyết sẽ tốt đến đó, đây làm một đạo của dưỡng sinh, vì vậy nên biết ức chế, điều khiển ý chí của mình, không để ảnh hưởng tới cảm xúc, thì mới có thể thuận theo đạo của trời đất.

Mạnh Tử quan điểm: Một mặt, sự bền bỉ nhẫn nại, tham vọng là thống soái khí huyết của cơ thể con người, người có tham vọng hoàn toàn có thể kiểm soát sự lưu thông vận hành khí huyết của mình; mặt khác, để thực hiện được những tham vọng của bản thân, con người sẽ dễ dàng làm lãng phí nguồn khí huyết của chính mình. Tóm lại, theo ông nhận định, người có thể theo đuổi chân lý đạo đức, là người có nội tâm thuần tịnh, và thường là người quang minh chính đại ngay thẳng cương trực. Người không biết đạo đức, là người dục niệm tạp loạn, cũng là người khí cơ trong cơ thể hỗn loạn.

Trong cuốn Thượng trương an đạo dưỡng sinh quyết, nhà văn học nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại Tô Thức có miêu tả phương pháp dưỡng sinh thường dùng của mình như sau: mỗi đêm vào sau giờ Tý, nới rộng quần áo, mặt hướng về đông hoặc nam chân xếp bằng đả tọa, gõ răng 36 lần, ngồi vững, buông lỏng, tự hướng nội tìm tưởng tượng ra năm màu của ngũ tạng : Phế (phổi) trắng, Can (gan) xanh, Tỳ vàng, Tâm (tim) đỏ, Thận đen. Sau đó tự tâm niệm thấy vùng Tâm nóng đỏ, sáng rực di chuyển vào đan điền (dười rốn khoảng 3 cm), đợi vùng bụng dưới đầy khí, thì từ từ thở ra, điều hòa khí ra vào, lấy lưỡi chạm vòm miệng hàm trên điều hòa khí trong ngoài ( đây là cách tập khí công nội dưỡng).

Phương pháp hướng nội tìm của Tô Thức có thể liên quan tới quan niệm ngũ hành truyền thống, có thể tưởng tượng trong ngũ tạng của cơ thể có 5 sắc màu, là giải thích con người đã dần dần vào trạng thái nhập tịnh, thế giới bên ngoài đã không thể có ảnh hưởng tới tư duy ý thức của con người rồi.

Dùng thuốc là hướng ngoại, ‘hướng nội’ mới là bí quyết dưỡng sinh của người Trung Hoa cổ đại

Hướng nội mà tìm trong dưỡng sinh có tác dụng chống lại những cám dỗ vật chất của thế giới bên ngoài và làm giảm những tổn hại tới sức khỏe của bản thân. Vì vậy, Lão Tử cho rằng “Ngũ sắc làm cho người ta trở nên mù quáng, ngũ âm làm người ta điếc tai, ngũ vị làm người ta mất đi khả năng phân biệt mùi vị, săn bắt là trò chơi làm cho mọi người mất bình tĩnh, làm rối loạn tâm trí, những đồ quý giá sang trọng, chỉ là phù phiếm cám dỗ lòng tham với tiền tài vật chất”, tâm nên giữ trạng thái hòa ái, bất động, đừng để động tâm theo đuổi các kích thích bên ngoài và của cải trần thế.  

Hãy coi tất cả đó chỉ là hư ảo, cần tĩnh tâm, đừng để những cám dỗ, ham muốn tầm thường của con người với thế giới vật chất bên ngoài. Hãy xác định mọi thứ trên thế giới này đều là huyễn tượng không thật, để giữ tâm kiên định vững vàng. Theo Trang Tử: “mắt không nhìn thấy, tai không nghe thấy, sẽ giữ cho tâm mình được tĩnh, được thanh thản, mắt và tai không bị quấy nhiễu, tâm sẽ không lo lắng, tinh thần sẽ được giữ vững, từ đó mới được trường thọ”.

Trong “Kinh dịch” có viết: “Cấn kỳ bối, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.” nghĩa là, hãy để sự chú ý của ánh mắt ở đằng sau lưng, mới mang lại cho cơ thể và tâm trạng của mình cảm giác thanh nhàn tuyệt đối, mắt nhìn phía trước mà như không thấy gì, cho dù có người đi vào tới sân nhà, cũng như không thấy người ta. Làm được như vậy, chỉ có lợi mà không hề có bất kể điều gì hại tới cơ thể. Theo khảo cứu của các sử  gia, một nhà nho nổi tiếng triều nhà Minh của Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dưỡng sinh “Cấn bối công”, sau khi dạy cho mọi người học được công pháp đó, đã trị được rất nhiều loại bệnh của bách tính trong dân gian.

Tóm lại là người xưa luôn dạy chúng ta cần hướng nội nhìn vào bản thân mình thay vì nhìn nhận và đánh giá hoàn cảnh xung quanh hay người khác. Đó cũng chính là một phần nội hàm của một môn tu luyện cho người hiện đại: Pháp Luân Đại Pháp, người tu luyện cần luôn hướng nội, buông bỏ những vị tư, thay bằng lòng vị tha, sự thiện lương và chân thật. Từ đó mà buông bỏ những ràng buộc trong tâm bởi danh lợi tình, có thể giữ tâm thái tĩnh tại, bình hòa để đạt được sự khỏe mạnh về thân, tâm.

Theo Secretchina

Kiên Định biên dịch 

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook