Thứ Ba, 21/11/2017 | 12:00

Dùng nghệ kiểu này chẳng khác nào đang âm thầm uống thuốc độc vào người cần tránh ngay đừng để hối chẳng kịp.

Dùng nghệ kiểu này chẳng khác nào đang âm thầm uống thuốc độc vào người

Curcumin đã được rất nhiều nghiên cứu lâm sàng, thực nghiệm chứng minh sự hiệu quả ở đặc tính sinh học của nó để điều trị các bệnh như ức chế tế bào ung thư, chống viêm nhiễm, thanh lọc gan, thận, nâng cao sức đề kháng… cũng như đạt hiệu quả cao trong việc chăm sóc sắc đẹp.

Tuy nhiên, lương y Trung (hội Đông y Hà Nội)khuyến cáo, chất Curcumin tuy được biết đến với khả năng giảm viêm, chống oxy hóa nhưng nếu sử dụng quá nhiều nghệ cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Tiêu thụ Curcumin liều cao có thể kích thích tuyến thận bài tiết cortisol – một chất có tính kháng viêm cao. Nếu sử dụng quá nhiều nghệ, khả năng kháng viêm tự nhiên của cơ thể sẽ giảm đi.

Cũng theo vị lương y này, nghệ vàng được áp dụng phổ biến để điều trị các bệnh mãn tính như đau dạ dày, tá tràng, các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh về ung thư, bệnh tim mạch, gan ,mật, các bệnh mỡ máu… Nghệ được biết đến với nhiều công dụng như tạo máu, chống oxy hóa, chống viêm, giảm quá trình xơ vữa động mạch, chữa được các bệnh lý dạ dày.

Điều đáng lưu ý, nghệ có khả năng bám dính tốt nên có thể tạo một bề mặt trên niêm mạc dạ dày, làm giảm các yếu tố tấn công vào thành dạ dày nên nhiều người đã lạm dụng nghệ.

“Nếu lạm dụng nghệ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Một số chất trong nghệ nếu hấp thụ vào cơ thể con người quá nhiều có thể làm chậm quá trình đông máu, tăng nguy cơ chảy máu. Nếu đang dùng thuốc để chống đông máu hoặc thuốc liên quan tới tiểu cầu, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên tránh sử dụng nghệ. Tốt nhất, không sử dụng các chế phẩm từ nghệ khi dùng thuốc Tây để tránh ảnh hưởng đến máu”, lương y Trung nhấn mạnh.

Lưu ý khi dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong

Đối với trường hợp bệnh nhân N. V. H – 74 tuổi đã được phẫu thuật cắt ¾ dạ dày với chẩn đoán ung thư dạ dày loại ung thư biểu mô tế bào nhẫn. Bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã 3,5 tháng. Sau khi ra viện bệnh nhân được các Bác sĩ tư vấn đây là loại ung thư dạ dày đáp ứng kém với hóa chất, vì vậy bệnh nhân nên dùng các thuốc nâng cao sức khỏe. Gia đình cho Bệnh nhân dùng bột Tam thất, tinh bột Nghệ trộn với mật ong, Linh chi để mong bệnh nhân sớm hồi phục. Bệnh nhân ăn cháo, súp ninh nhừ gần 3 tháng. Các bác sĩ nghĩ nhiều đến quá trình tạo thành khối bã thức ăn nhiều khả năng là do bệnh nhân dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong nên dễ kết dính với xơ của thức ăn tạo thành khối bã. Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt ¾ dạ dày ở người 74 tuổi, tiền sử đã có 2 lần tai biến mạch não và đặt máy tạo nhịp tim nên nhu động ruột co bóp kém cũng là yếu tố thuận lợi để hình thành nên khối bã thức ăn. GS.TS Long chia sẻ.

Các bác sĩ cho rằng, khối bã thức ăn được hình thành khi bệnh nhân ăn những thực phẩm có nhiều chất tanin như: Hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ xen lu lô như măng… Đặc biệt lưu ý về thời điểm ăn, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do nhu động của đường tiêu hóa kém.

Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook