Thứ Tư, 12/07/2017 | 16:50

Mưa bất chợt gây ngập là đặc trưng thời tiết mùa hè, nhưng thay vì chú ý đến cơ thể phải chú ý đến cả đôi chân.

Mùa hè với những cơn mưa bất chợt gây ngập nhiều tuyến đường là nỗi ám ảnh của người tham gia giao thông. Điều này dẫn đến nguy cơ ướt cơ thể, ướt khu vực đầu và chân dẫn đến cảm lạnh. Nhưng nhiều người không hề quan tâm đến đôi chân.

Do tính chất công việc thường về muộn, chị Nga (Hà Nội) thường gặp các cơn mưa lớn. Mỗi khi trời mưa, con đường vào nhà trọ của chị thường ngập chưa kể là dọc đường về cũng có nhiều tuyến bị ngập. Thậm chí có những khu vực phải dắt bộ cả cây số do đường ngập. Sau hành trình vất vả này, có khi về đến nhà, chị Nga bị ướt từ khu vực đầu gối xuống chân.

Dính mưa mùa hè nhưng về nhà không nhớ làm khô bộ phận này cảm cúm sẽ 'ghé thăm' ngay

“Cách đây mấy hôm bị ướt chân nhưng tôi chỉ lo hong khô tóc và thay quần áo nên chân bị lạnh. Đêm hôm đó bắt đầu sốt, mệt mỏi rồi chuyển sang ốm. Ngày hôm sau sốt cao 39-40 độ, người tôi rét run, đắp nhiều chăn vẫn không hết lạnh”, chị Nga nói.

Trong khi đó, anh Tùng (Hà Nội) cũng từng lâm vào cảnh trên. Những ngày mưa lớn buổi sáng giày bị ướt, chân anh Tùng bị lạnh suốt cả buổi sáng. Do công việc bận rộn nên anh không có thời gian thay tất và giày. Cho nên cả giày và tất bị ngâm trong giày ướt suốt cả buổi sáng. 

“Tôi cũng bị ốm do chân ướt và bị lạnh suốt cả buổi. Dù đã khô nhưng chiều vẫn bị ẩm nên nước ngấm vào trong cơ thể. Từ đó tôi rút kinh nghiệm, nếu chân bị ướt phải thay tất và làm khô ngay đề phòng nhiễm lạnh”, anh Tùng cho hay.

Không chú ý đôi chân rất nguy hiểm

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Thúy Hà cho hay, bàn chân là khu vực quan trọng của cơ thể. Nếu bàn chân bị khô quá cũng không tốt mà nếu ướt quá cũng không tốt. Vào mùa hè phải giữ đôi chân thoáng mát còn mùa đông phải giữ ấm. Đó là những nguyên tắc quan trọng khi giữ sức khỏe của cơ thể.

“Bàn chân quan trọng như vậy nên sau khi lội dưới nước ngập hay ướt mưa về phải chú ý dùng máy sấy sấy ngay bàn chân hoặc lau bàn chân bằng giẻ khô nhằm giúp chân được khô thoáng. Nếu chân bị lạnh có thể ngâm trước ấm hay nước gừng… Nếu để chân ướt, lạnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến cơ thể, nhiễm lạnh hay phong hàn”, bác sĩ Thúy Hà nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Hà, nhiều người thường chỉ quan tâm đến làm khô tóc hoặc thay quần áo chứ không chú ý đến đôi chân để cho chân lạnh và ướt kéo dài.

Nhiều người quan niệm đi giày, tất ướt một lúc cơ thể sẽ tự hong khô. Nhưng đây là quan niệm sai lầm do trong quá trình làm khô, một phần nước đã ngấm qua da vào trong và dẫn đến nhiễm lạnh, gây cảm cúm.

Ở bàn chân có các mạch máu, khi bị lạnh quá mức do ướt mưa hay ẩm thì kích thoạt cảm nhận đau, nhức hay mỏi mệt khiến cơ thể kém thoải mái. Khi máu đi qua thì các mạch máu sẽ mở nếu không thì mạch máu sẽ co lại, nếu lạnh quá thì mạch máu co lại khiến bạn thấy tê cứng.

Trong Đông y quan niệm, chân là nơi gắn bó chặt chẽ với nhiều cơ quan trong cơ thể. Trong đó bàn chân gắn với tim, thận trái, lách trái…Ở khu vực lòng bàn chân ảnh hưởng đến thận, gan bàn chân liên quan đến lưng, ngón chân liên quan đên tì… Ở bàn chân có các kinh mạch điều hòa âm dương của cơ thể.

Khi bàn chân lạnh quá lâu không chỉ là vấn đề sức khỏe bàn chân mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan nói trên và toàn cơ thể. Đáng lo nhất là nhiễm lạnh, gây cảm cúm và mệt mỏi.

Không chỉ nỗi lo vấn đề nhiễm lạnh mà bàn chân ngâm trong nước ngập lâu còn có thể bị viêm da, nấm… Bản chất nước ngập không sạch vì nó không chỉ là nước mưa mà còn là nước cống rãnh, nước từ đường ống thoát nước… trong đó có nhiều vi khuẩn. Với da của những người mẫn cảm và dễ dị ứng, sau khi lội ngập về có thể bị ngứa, sưng, tấy đỏ.

“Do đó, sau khi đi mưa về, ngoài lau chân khô phải rửa sạch sẽ bằng nước ấm sạch. Đặc biệt rửa các kẽ chân tránh để các chất bẩn tồn tại và gây viêm da. Nếu có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu phải bôi thuốc ngay để tránh nhiễm trùng”, bác sĩ nói.

Đông Phong

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook