Ung thư hậu môn là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh dễ bị nhầm với bệnh trĩ do có những triệu chứng gần giống nhau, người bệnh thì ngại ngùng ít đi khám nên thường phát hiện bệnh khi đã nặng.
Bị ung thư đi vái tứ phương điều trị bệnh trĩ
PGS. TS. Hoàng Công Đắc, Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện E cho hay, ông đã từng gặp một số bệnh nhân bị ung thư hậu môn nhưng lại lầm tưởng bị bệnh trĩ. Khi bệnh chuyển biến xấu đi khám ung thư đã di căn.
Ung thư hậu môn đi đại tiện thường rất khó khăn, sau khi đi xong vẫn cảm thấy rất khó chịu, ảnh minh họa.
Đó là trường hợp của bác Đông (45 tuổi, Đông Anh, Hà Nội). Bác Đông có dấu hiệu đi đại tiện khó có lẫn máu tươi, sau khi đi xong bác vẫn cảm thấy khó chịu như có dị vật gì trong hậu môn. Những dấu hiệu của bệnh rất giống với bệnh trĩ, thay vì đi khám thì bác Đông cho rằng bị mắc bệnh trĩ. Bác Đông nhờ con trai đi cắt thuốc trĩ tại Hòa Bình, trong đó có cả thuốc sắc và thuốc xông. Uống thuốc được 1 tháng bệnh không thuyên giảm bác Đông lại nhờ người cắt thuốc lá trên Yên Bái gửi về. Trong 3 tháng trời, chạy chữa thuốc lá khắp nơi nhưng bệnh không hề thuyên giảm. Bác Đông được gia đình đưa tới bệnh viện điều trị. Sau khi thăm khám bác sĩ phát hiện bác Đông không hề mắc bệnh trĩ mà là ung thư hậu môn khối u đã có dấu hiệu di căn.
Trường hợp của bác Tân (50 tuổi tại Yên Bái), bác Tân cũng có triệu chứng giống với bệnh trĩ. Nhưng do e ngại đi khám nên bác tự điều trị tại nhà bằng thuốc lá. Tuy nhiên, sau một tháng bệnh tiến triển nặng khiến bác Tân đã phải nhập viện. Rất may cho bác Tân khối u tại hậu môn chưa di căn và có thể phẫu thuật được.
Đừng chủ quan với dấu hiệu đại tiện ra máu
Ung thư hậu môn rất dễ bị nhầm với căn bệnh trĩ vì thường có những biểu hiện gần giống nhau. Ung thư hậu môn khi đi ngoài thường rất khó, phân có lẫn máu. Có trường hợp đi ngoài phân lỏng nhưng đa phần là bị táo bón, phân hình lá lúa.Ung thư hậu môn cần phải chẩn đoán phân biệt với bệnh trĩ.
Khi có những triệu chứng đi đại tiện khó phân có máu cần phải đi khám để loại trừ bệnh trĩ.
“Bệnh nhân mắc ung thư đi ngoài cảm thấy rất đau đớn. Sau đi ngoài xong vẫn cảm thấy khó chịu như có cái nút gì (dị vật) dưới hậu môn”, bác sĩ Hoàng Công Đắc nói.
Nguyên nhân gây ra ung thư hậu môn hiện nay chưa được xác định, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn bao gồm: hút thuốc lá, lối sống sinh hoạt thường xuyên gây tổn thương cho hậu môn…
Bác sĩ Hoàng Công Đắc cho biết: “Ung thư hậu môn thường khó điều trị. Nếu bệnh nhân đến sớm khối u dưới 1cm thì có thể cắt bỏ hoàn toàn, mà vẫn giữ được cơ thắt. Khi tế bào ung thư lớn lan rộng việc cắt bỏ sẽ gây mất cơ thắt khiến cho bệnh nhân đi ngoài không tự chủ. Một số bệnh nhân đã phải cắt bỏ hoàn toàn hậu môn và phải làm hậu môn giả. Trong trường hợp khối u không thể phẫu thuật được sẽ được chỉ định xạ trị”.
Do triệu chứng của ung thư hậu môn không rõ ràng và người bệnh dễ nhầm tưởng thành bệnh khác. Bác sĩ Hoàng Công Đắc khuyên khi có những triệu chứng đi đại tiện khó phân có máu cần phải đi khám để loại trừ bệnh trĩ.
“Bệnh ung thư hậu môn khi cần phát hiện sớm thì tiên lượng thường rất khả quan. Nhiều người vẫn nghĩ rằng ung thư động dao kéo là sẽ chết và sẽ bị chạy chỗ khác. Với kinh nghiệm mấy chục năm trong ngành y tôi khẳng định không có chuyện đó. Khi mắc bệnh ung thư, bác sĩ khuyên mổ được thì còn tốt. Không có chuyện đụng dao kéo tế bào ung thư sẽ chạy. Khi để tế bào ung thư di căn rồi thì khi đụng dao kéo hay không đụng dao kéo thì đều chết rất nhanh. Ung thư càng mổ sớm khi tế bào cư trú chưa di căn, triệt căn được là cực kỳ tốt”, bác sĩ Hoàng Công Đắc nói.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Ngọc Minh
-
6 việc đơn giản hàng ngày giúp cơ thể tránh xa ung thư
-
5 bí mật về sức khỏe được tiết lộ qua vòng 3 của bạn
-
Bất ngờ trước 5 lợi ích của nước ép cà rốt và gừng
Mọi phản ánh, ý kiến, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho chúng tôi theo địa chỉ:
Email: banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.