Thứ Hai, 20/02/2017 | 11:55

Bệnh tay – chân- miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dễ lây lan thành dịch lớn. Bệnh vẫn có thể gặp ở người lớn đặc biệt là người chăm sóc trực tiếp cho trẻ nếu không biết cách phòng ngừa.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp (Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) trả lời những thắc mắc về nguy cơ lây bệnh tay-chân- miệng ở người lớn và các phòng bệnh.

Con tôi 4 tuổi bị tay – chân – miệng, tôi thường xuyên chăm sóc cho cháu liệu có bị lây bệnh không? Bệnh thường lây qua con đường nào, thưa bác sĩ?

(Nguyên Hạnh, 34 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)

Đây là biến chứng có thể gặp khi người lớn mắc tay - chân - miệng

Người lớn vẫn có thể bị cảm nhiễm bệnh tay-chân-miệng, ảnh minh họa.

Trả lời: Bệnh tay-chân-miệng là bệnh dễ mắc ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém. Bệnh có thể lây sang người lớn khi chăm sóc trực tiếp cho trẻ nếu không chủ động phòng bệnh.

Tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm do vi rút đường tiêu hóa gây ra. Trong đó, vi rút hay gặp là EV71, coxsackie A16. Bệnh dễ lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với hạt nước bọt của người bệnh bắn ra, dịch tiết mũi – họng, dịch nốt phỏng vỡ ra…

Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh trong tuần đầu tiên sau khi trẻ bị nhiễm bệnh. Nguồn gây bệnh có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.

Thưa bác sĩ, tôi thấy mọi người thường nói bệnh tay-chân-miệng không lây được sang người lớn. Trong trường hợp người lớn bị cũng ở dạng nhẹ không phải uống thuốc sẽ tự khỏi. Trường hợp bệnh nặng cũng không để lại biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng như giống ở trẻ nhỏ điều này có đúng không?

(Phương Anh, Hà Đông, Hà Nội)

Trả lời: Tay-chân-miệng bệnh thường ít khi mắc ở người lớn. Nhưng không có nghĩa là bệnh không thể lây sang người lớn. Người lớn nếu không biết cách phòng bệnh vẫn có thể mắc bệnh. Khi bị bệnh, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng, bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.

Bệnh tay-chân-miệng khi mắc ở người lớn, nếu nặng vẫn có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi và tử vong. Trong trường hợp có biến chứng có thể nặng nhất là di chứng về não.

Người lớn khi bị chân-tay-miệng thường không có triệu chứng mệt mỏi, sốt như ở trẻ nhỏ có đúng không? Trong trường hợp bị bệnh thì có nên tắm rửa hay không?

(Minh Phương, Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời: Cũng như trẻ nhỏ, ban đầu người lớn mắc tay-chân-miệng có nổi nốt mụn nước ở bàn tay, bàn chân, trong miệng. Một số triệu chứng kèm theo như sốt, đau họng, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy.

Khi đã bị nhiễm bệnh nên uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tắm rửa thường xuyên.

Nhà tôi đang có 2 cháu, một cháu 4 tuổi và một cháu 7 tuổi đang bị mắc bệnh tay-chân-miệng có cách nào để phòng để lây cho cả nhà không. Bệnh khi đã bị mắc một lần sẽ có kháng thể điều này có đúng không?

(Mai Hương, Hà Nam)

Trả lời: Khi gia đình có trẻ bị bệnh nên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi trẻ những nơi trẻ hay chơi. Đồ chơi của trẻ cần phải rửa sạch bằng xà phòng

Người lớn khi chăm sóc trẻ bị tay-chân-miệng cần phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Ăn nhiều hoa quả để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hoặc có thể bổ sung vitamin C, nhỏ mắt nhỏ mũi hàng ngày.

Người đã từng bị mắc bệnh tay-chân-miệng vẫn có thể bị mắc lại.

Hiện bệnh tay-chân-miệng đã có thuốc điều trị và tiêm vắc xin phòng bệnh chưa?

(Thu Hường, 28 tuổi, Nam Định)

Trả lời: Bệnh tay-chân-miệng hiện chưa có thuốc đặc trị việc điều trị bệnh chủ yếu là giảm các triệu chứng. Bệnh vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ. Khi trẻ bị bệnh, tuyệt đối không cho đến lớp để tránh lây bệnh.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook