Thứ Ba, 18/07/2017 | 06:50

Nhiều lần đi khám không ra bệnh, người phụ nữ 71 tuổi cảm thấy tuyệt vọng vì không biết bị bệnh gì.

Cú sốc lớn khi con ra ở riêng

Cuộc sống căng thẳng giữa mẹ chồng nàng dâu đặc biệt là cú sốc con cái ra ở riêng khiến cho không ít người lớn tuổi rơi vào trạng thái trầm cảm mà không hay biết. Suy nghĩ bị bỏ rơi luôn tồn tại cùng với sự cô đơn đã khiến cho nhiều người già sống trong lo lắng, mệt mỏi.

Mới đây, báo Emdep.vn nhận được sự chia sẻ của độc giả N. (70 tuổi, TP.HCM) xoay quanh vấn đề này. Bác N. tâm sự trong đầu bác lúc nào cũng muốn tìm đến cái chết. Bác cảm thấy buồn phiền, thất vọng về kiếp con người và sự đối xử giữa người với người.

Bác N. tâm sự, khi bác hết lòng đối xử tốt với con cái thì trái ngược lại con cái nghĩ bác đang kiểm soát chúng. “Tôi là một người cực kỳ khó tính và chu toàn cho nên rất ít khi tôi thuê người làm. Mọi việc trong gia đình tôi đều tự tay làm lấy. Con trai tôi lấy vợ, tôi rất vui cho con. Tôi khắt khe với người ngoài bao nhiêu với con dâu lại thoải mái và bao dung. Tôi luôn coi con dâu như con cái trong nhà. Con dâu sinh con, tôi chăm cháu từ a-z, từ cái tã, cái bỉm, đồ ăn của cháu…”, bác N. chia sẻ.

Cụ bà hơn 70 tuổi tuyệt vọng vì không tìm ra căn bệnh... sau những cú sốc lớn của cuộc đời

Những cú sốc tâm lý lớn khiến người già dễ rơi vào trầm cảm, ảnh minh họa.

Mọi chuyện rắc rối đến với bác N. từ khi con trai mở công ty, rồi cô con gái ly dị chồng và về sống chung một nhà. “Tôi luôn nghĩ và vun vén tất cả cho con nhưng mà chúng nó không hiểu. Khi tôi và con gái góp ý kiến làm ăn với con trai và con dâu thì con dâu tôi nghĩ chị gái đang ghen tỵ với chúng và xúi mẹ nói vậy. Bản thân tôi làm kinh doanh mấy chục năm, kinh nghiệm tôi thừa hiểu cái gì đang tốt cho con. Sau nhiều lần góp ý, con dâu nổi đóa lên với tôi”, bác N. nói.

Cú sốc tinh thần của bác N. còn lớn hơn khi trai và con dâu quyết định ra dọn ở riêng. Thời gian đó, bác N. ốm liên miên suốt 3 tháng liền nhưng không nhận được một lời hỏi thăm của con trai và con dâu. 

“Cuộc đời tôi đã phải chịu nhiều đắng cay, cũng đã phải trải qua nỗi đau chồng mất sớm. Nhưng cú sốc tinh thần về con cái khiến cho tôi thực sự tuyệt vọng. Thực sự tôi không biết mình mắc bệnh gì và thuốc nào có thể điều trị khỏi. Trước đó, tôi đã đi khám nhiều bệnh viện nhưng họ đều không tìm ra được bệnh”, bác N. tâm sự.

Trầm cảm mà không biết?

Theo TS. BS Trần Thị Hồng Thu Phó Giám đốc, kiêm Trưởng khoa Lâm sàng (Bệnh viện Ban ngày Mai Hương), có khoảng 15-25% phụ nữ bị trầm trong cuộc đời của mình. Những giai đoạn dễ bị mắc trầm cảm nhất là sau sinh, tiền mãn kinh, tuổi già.

Trầm cảm ở người già thường do yếu tố ngoại sinh gây ra. Do những áp lực về cuộc sống, những cú sốc tâm lý mất người thân, con cái dọn ra ở riêng… Triệu chứng trầm cảm ở người già thường biểu hiện rất rõ chính là mất ngủ, hồi hộp, đau ngực, rối loạn tiêu hóa…

Trong gia đình có người già bị trầm cảm, ngoài uống thuốc theo đúng chỉ định thì cần phải trò chuyện thường xuyên, quan tâm chăm sóc, đưa cha mẹ đi chơi, thăm bạn bè để củng cố lại trí nhớ. Vận động cha mẹ tham gia vào các hoạt động xã hội, tập thể dụng nhẹ nhàng.

 

Ngọc Minh

 

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook