Chủ Nhật, 16/04/2017 | 05:55

Vào viện trong tình trạng đau bụng khủng khiếp, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, Giảng viên khoa Báo chí Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) vẫn không hề hay biết đang mắc phải căn bệnh ung thư.

Cố gắng tinh thần 60%

Là một người làm trong lĩnh vực truyền thông, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái không xa lạ với căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái không nghĩ căn bệnh đó lại rơi và mình. Khi bị đau bụng dữ dội, vào viện trong tình trạng cấp cứu, TS. Nguyễn Thị Minh Thái được bác sĩ giải thích ngắn gọn cần phải lựa chọn 3 phương pháp điều trị (mổ nội soi, điều trị kháng sinh liều cao, mổ phanh). Bác sĩ đã tư vấn mổ phanh sẽ tốt nhất cho trường hợp của bà.

“Tôi chưa bao giờ phải mổ nên hỏi bác sĩ nếu mổ như vậy có chết hay không. Bác sĩ Sơn (GS. Trịnh Hồng Sơn) đã nở nụ cười mà cho tới bây giờ tôi vẫn không quên được và nói: “Nếu chị bị làm sao thì em với chị cùng dắt tay nhau xuống mồ cho vui”. Tôi đã đồng ý ngay. Sau khi tỉnh dậy, tôi mới biết mình bị ung thư đại tràng”, bà Minh Thái chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết thêm, trước khi nhập viện, bà không hề biết mình mắc ung thư và có dấu hiệu của bệnh ung thư.

“Tôi hoàn toàn không biết, khi vào bệnh viện cấp cứu vẫn không biết ung thư, sau khi bác sĩ Sơn mổ xong, hai từ ung thư mới xuất hiện”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nói.

Công thức 3 điều để 'sống chung' với bệnh ung thư và khỏe mạnh của PGS nổi tiếng

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (người ngồi) chia sẻ cho sinh viên Khoa Báo chí về căn bệnh ung thư bà đã mắc và vượt qua nó như thế nào.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đã tiếp nhận thông tin về căn bệnh ung một cách bình thản. Nhưng bà cũng muốn phải hiểu về căn bệnh mình đang mang trong người.

Sau khi mổ cắt bỏ và nạo vét khối u, TS. Nguyễn Thị Minh được bác sĩ khuyên điều trị hóa trị sớm. Tuy nhiên, lúc này bà cũng đang phải điều trị tiểu đường nặng. Do mới mổ, có nền tảng bệnh tiểu đường nên bà không được phép điều trị hóa chất ngay.

Sau 4 tháng, điều trị thuốc và tiểu đường, bà mới được bệnh viện K3 đồng ý cho truyền hóa chất điều trị. Khi xuống Bệnh viện K, bác sĩ không thể điều trị cho bà vì vừa hậu phẫu, hóa trị và thêm tiểu đường, bà được bác sĩ khuyên về uống thuốc.

Trong thời điều trị bệnh, bà đã được nhiều người khuyên bán nhà để ra nước ngoài điều trị. Nhưng bà đã không đi vì, bà tin vào nền y học Việt Nam và bác sĩ trong nướckhông hề thua kém nước ngoài.

Sau 12 đợt điều trị hóa chất, bà vẫn khỏe mạnh, vẫn đi chấm thi, lên sóng chương trình truyền hình, sức khỏe ổn và không bị rụng tóc.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, muốn sống chung hòa bình với bệnh ung thư thì cần phải được kiểm soát. Những người bị ung thư cần phải được giải thích và điều trị tử tế. Bản thân bố của TS. Nguyễn Thị Minh Thái cũng bị ung thư và ông vẫn sống khỏe mạnh dù đã hơn 90 tuổi.

“Bác sĩ Sơn có nói với tôi, bệnh ung thư là thứ bệnh 50 -50 (50 phần trăm tinh thần và 50 là vật chất). Nhưng tôi đã nói với bác sĩ Sơn “chị sẽ cố gắng 60% (tinh thần)”, TS. Nguyễn Thị Minh Thái nói.

Bệnh ung thư đại tràng khó phát hiện

GS. Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc (Bệnh viện Việt Đức) người trực tiếp phẫu thuật cho PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái cho biết, PGS Nguyễn Thị Minh Thái bị ung thư đại tràng, bệnh không hiếm gặp ở Việt Nam. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân bị tắc ruột đau bụng khủng khiếp, nhập viện cấp cứu mới phát hiện ra ung thư.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Chuyên khoa Tiêu hóa , Bệnh viện Đa khoa Medlatec, ung thư đại là một trong số ung thư phổ biến của đường tiêu hóa. Những triệu chứng để phát hiện ung thư thường rất nghèo nàn.

Tuy nhiên, khi có một trong 5 triệu chứng sau đây hay bị rối loạn tiêu hóa, đi hôm táo hôm lỏng, khi đi ngoài có hiện tượng quặn đau, mót rặn, phấn có dính nhầy máu, bị rối loạn tiêu hóa người bệnh dùng thuốc kháng sinh mày không thể khỏi. Ngoài ra, người bệnh sẽ có hiện tượng sút cân nhanh.

“Khi có 1 trong 5 triệu chứng trên người bệnh cần phải đi khám sớm. Ung thư đại tràng thường có tiên lượng tốt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm”,bác sĩ Nguyễn Thị Lan nói.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook