“Trong y thư không có một ghi chép nào nói ăn chân gà sẽ run tay. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý run tay có liên quan tới hệ cân mạch, hệ gan khí huyết, não đồi”.
Chân gà một trong những món ăn yêu thích của giới trẻ và cánh mày râu trên bàn nhậu. Từ chiếc chân người ta đã chế biến ra nhiều món ăn hấp dẫn như: Chân gà nướng, chân gà luộc ngâm sả ớt, chân gà luộc…Nhiều người có sở thích ăn chân gà những vẫn rất băn khoăn khi nghĩ tới câu nói “ăn chân gà bị run chân tay” khi về già theo lời răn của cha ông để lại.
Để trả lời những thắc mắc trên của mọi người chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Lương Y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình.
Lương y Bùi Hồng Minh khẳng định câu nói ăn chân gà run tay là vô căn cứ. Câu nói nàychỉ mang tính truyền miệng không có tài liệu hay công trình nghiên cứu nào xác nhận. Ngược lại trong y học cổ truyền còn dùng chân gà để chữa bệnh run chân tay, xương khớp…
Dù ăn chân gà nhiều cũng không bị chân tay nhưng có nguy cơ mắc bệnh lý khác.
Lý giải về việc vì sao lại có câu nói “ăn chân gà bị run tay”, vị lương y này giải định: “Có thể ngày xưa chân, gà, cổ, cánh thường được coi và những bộ phận ngon nhất, người lớn cũng thích dùng để nhắm rượu, trẻ cũng thích ăn món này cho nên các cụ mới dùng cách đó để dọa trẻ con sợ không dám ăn”.
“Trong y thư, không có một ghi chép nào nói ăn chân gà sẽ run tay. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý run tay có liên quan tới hệ cân mạch, hệ gan khí huyết, não đồi. Đây là chứng bệnh liên quan tới hệ thần kinh và tuổi già hơn là từ ăn uống (ăn chân gà)”, Lương Y Bùi Hồng Minh nói.
Trong Đông y, chân gà được sử dụng làm bài thuốc chủ trị được nhiều chứng bệnh khác nhau. Chân gà hay còn gọi kê cân, có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ dưỡng cao, mạnh sinh lực, cường gân cốt. Chân gà thường được ninh cao, chế biến thành chế phẩm làm tăng cường sụn khớp.
Món ăn từ chân gà tương đối lành tính, nhưng theo lương y Bùi Hồng Minh thì người có bệnh thống phong không nên dùng. Bởi vì, khi ăn vào sẽ làm động phong khiếncho người bệnh thêm đau đớn. Người bị phòng thường được khuyên nên không ăn các loại da gà, da ngan, da vịt vì lẽ đó.
“Khi dùng chân gà làm thuốc chỉ nên dùng chân gà nuôi thả bộ, gà rừng là tốt nhất và tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông y… Không nên dùng chân gà công nghiệp để nấu thành thuốc uống”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) chân gà có lớp da ăn dai ngon sần sật nên nó là món ăn khoái khẩu trên bàn nhậu. Ở góc độ dinh dưỡng của thực phẩm chân gà được xếp vào món ăn nhiều chất béo nên ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Ăn chân gà nhiều và kéo dài có thể làm tăng mỡ máu. Vì vậy, những người có bệnh mỡ máu cao, cao huyết cáo cần tránh xa món ăn này.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo dù chân gà là món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng số lượng chân gà thường ít vì vậy để có số lượng lớn bán thường phải thu gom. Quá trình thu gom nếu không bảo quản tốt làm cho chân gà có thể bị hư hỏng. Rất nhiều người vì lợi nhuận còn tẩm ướp chân gà bằng những hóa chất độc hại.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Chưa có bình luận.