Thay vì ước mơ con mình sau này thành đạt và giàu có, các chuyên gia từ trường Đại học Havard danh tiếng lại muốn nuôi dạy con trở thành những đứa trẻ đứa trẻ tử tế, có trách nhiệm và nhân ái.
1. Muốn dạy được trẻ thì trước hết phải dành thời gian cho chúng
Bạn không thể khiến bé nghe lời nếu cứ suốt ngày bận rộn. Và tất nhiên, con trẻ sẽ không muốn gần bạn nếu các cuộc trò chuyện chỉ xoay quanh hình phạt và nguyên tắc. Để xây dưng mối quan hệ tin cậy với con, trước hết cha mẹ phải là một người bạn thấu hiểu và để con cảm nhậnđược bạn yêu bé nhiều nhiều thế nào.
Dành thời gian trò chuyện và chơi đùa cùng bé sẽ giúp cha mẹ sớm nhận ra tính cách của con thông qua quan sát biểu hiện thái độ và hành động của trẻ. Từ đó, bạn có thể lựa chọn cách tiếp cận và truyền tải thích hợp khi muốn giáo dục con thành người chân thành, tử tế.
Nếu bạn yêu thương và tôn trọng con, bé sẽ có khả năng chia sẻ những cảm xúc tích cực này với những người xung quanh.
Để dạy được con và hiểu con hơn các bậc phụ huynh phải dành thời gian cho con. |
2. Giáo dục ý thức chịu trách nhiệm cho hành động của mình ở trẻ
Hãy là một tấm gương mẫu mực để trẻ noi theo. Nếu bạn cứ suốt ngày thất hứa và không quan tâm đến con thì làm sao dạy chúng trở thành người biết giúp đỡ người khác và để ý đến thế giới xung quanh?
Khuyến khích bé làm những điều có ích cho cộng đồng và giải thích để con hiểu việc chịu trách nhiệm cho hành động của mình có ý nghĩa như thế nào sẽ dần hình thành nhân cách tốt đẹp cho đến khi trẻ trưởng thành.
3. Truyền tải lòng biết ơn
Tính cách này phải xuất phát từ những điều nhỏ nhặt. Cần nhắc trẻ phải nói lời cảm ơn đến tất cả những người đã chỉ dạy và giúp đỡ mình, dù cho đó chỉ đơn thuần là được cho một viên kẹo. Thói quen này sẽ làm cho trẻ cảm thấy biết ơn cuộc đời và mọi thứ xung quanh, từ đó hình thành nên suy nghĩ lạc quan và thái độ tích cực sau này.
4. Dạy con điều gì làm nên hành vi tốt
Con bạn có lễ phép và giữ lời hứa không? Con ứng xử nhý thế nào với bạn bè hay với những người làm chúng không vừa ý? Hãy để tâm những điều này thay vì cứ chăm chú vào những thành tích hay điểm số của bé ở trường.
Cha mẹ cần hiểu rằng nhân cách tốt mới là nền tảng vững chắc cho tri thức và sự thành công trong tương lai. Sẽ ra sao nếu con không ý thức được giá trị gia đình hay không bao giờ muốn giúp đỡ người khác? Tất cả nằm ở sự giáo dục ở các bậc phụ huynh.
5. Khuyến khích con trở thành người có lòng thiện tâm và biết giúp kẻ yếu
Trẻ không chỉ cần đồng cảm với người thân, bạn bè mà cũng nên thấu hiểu cho hoàn cảnh của những người xung quanh.
Hãy đặt trẻ vào những vấn đề của người khác như: “Con sẽ làm gì nếu ở trong tình huống mà bạn A mắc phải?” hay “Khi bị đối xử tệ như vậy con sẽ cảm giác ra sao?’…
Cha mẹ nên giáo dục con ý thức về trách nhiệm và có ích cho xã hội chứ không phải chỉ biết mỗi bản thân mình.
6. Rèn luyện cách thể hiện cảm xúc
Cũng nhý người lớn, con trẻ khóc lóc, tức giận, vui buồn… là những điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, trẻ cần kiểm soát cảm xúc để không dẫn đến những hành vi tiêu cực nhý ðánh bạn, chửi thề, tự làm đau mình… Dũng cảm đối mặt và tìm hướng giải quyết khi gặp ðiều không nhý ý là điều cha mẹ cần dạy con.
Tiêu hao quá nhiều năng lượng vào những cảm xúc tiêu cực là điều cực kỳ có hại cho thể chất lẫn tinh thần. Khi con nổi giận, bạn có thể hướng dẫn con thực hiện 3 bước: đầu tiên hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng, và đếm đến 5. Dặn con lặp lại điều này cho đến khi bình tĩnh trở lại. Trẻ sẽ thành công hơn trong tương lai nếu không phải là “nô lệ” cho những phản ứng bản nãng của mình.
Foxie
Chưa có bình luận.