Thứ Bảy, 25/12/2021 | 18:50

Chứng khó tiêu chức năng

Chứng khó tiêu chức năng (functional dyspepsia – FD) là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân, đặc trưng bởi một hoặc các triệu chứng: đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, đau thượng vị, ợ hơi; và không phát hiện triệu chứng bất thường khác trên lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng thường quy.

FD được chia làm 2 thể bệnh tuỳ thuộc vào triệu chứng lâm sàng nổi trội:

– Thể đầy bụng sau ăn (postpandial distress syndrome – PDS).

– Thể đau thượng vị (Epigastric pain syndrome – EPS).

CHẨN ĐOÁN:

4.1.1 Chẩn đoán xác định:           

Theo tiêu chuẩn ROME IV (2016) (Xem phụ lục 1)

4.1.2 Các dấu hiệu báo động:

– Xuất huyết tiêu hoá.

– Nuốt khó.

– Sụt cân bất thường.

– Nôn kéo dài.

– Thiếu máu thiếu sắt.

– Khối vùng thượng vị.

– XQ cản quang dạ dày bất thường.

– BN >50 tuổi có chứng khó tiêu không đáp ứng điều trị.

4.1.3 Chỉ định nội soi dạ dày với chứng khó tiêu chức năng:

– Có các dấu hiệu báo động.

– BN >45 tuổi có chứng khó tiêu mới xuất hiện.

– Test urease tìm H. Pylori nếu không có các test không xâm nhập tìm H. Pylori.

– Test H. Pylori âm tính và thất bại với điều trị PPI.

4.1.4 H. Pylori và chứng khó tiêu chức năng:

– Nhiễm H. Pylori được coi là bệnh nhiễm trùng vì vậy chứng khó tiêu do H. Pylori không còn được xem là chứng khó tiêu chức năng.

– Ưu tiên điều trị diệt H. Pylori ở BN có chứng khó tiêu nhiễm H. Pylori, nếu triệu chứng không cải thiện sau diệt H. Pylori thành công tiếp tục điều trị tiêu chuẩn chứng khó tiêu chức năng.

Chứng khó tiêu chức năng
Chứng khó tiêu chức năng

ĐIỀU TRỊ:

4.1.5 Nguyên tắc điều trị:

– Diệt H. Pylori nếu có.

– Thay đổi lối sống, sinh hoạt, giảm stress.

– Điều trị theo triệu chứng nổi trội.

4.1.6 Điều trị cụ thể:

4.1.6.1 Diệt H. Pylori: Xem bài Điều trị H. Pylori

4.1.6.2 Thay đổi lối sống:

– Tránh ăn quá no, để quá đói.

– Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, cafe, đồ uống có gas.

– Hạn chế thực phẩm nhóm FODMAP, chocolate.

– Hạn chế sử dụng NSAIDs.

– Giảm cân nếu có béo phì.

– Tư vấn giảm căng thẳng, lo lắng.

4.1.6.3 Thuốc:

– Điều trị theo thể lâm sàng:

+ Thể EPS: Ưu tiên PPI, một đơn trị liệu kéo dài 2 – 4tuần.

+ Thể PDS: Ưu tiên prokinetic. Tuy nhiên do các yếu tố nguy cơ nên các prokinetic thường bị hạn chế về thời gian và liều lượng (xem thêm mục 2.4).

– Có thể phối hợp cả PPI và prokinetic.

– Thuốc chống trầm cảm ba vòng (Amitriptyline) liều thấp được sử dụng khi điều trị PPI/prokinetic thất bại. Tuy nhiên ít hiệu quả với thể PDS. Lưu ý tác dụng phụ gây khô miệng, táo bón, đau đầu.

– Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) không có hiệu quả với FD.

– Thực phẩm chức năng không khuyến cáo sử dụng trong điều trị FD.

– Liệu pháp tâm lý được xem như là điều trị cứu vãn trong trường hợp điều trị bằng thuốc thất bại.34

4.1.6.4 Một số lưu ý khi dùng prokinetic:

– Domperidone chỉ sử dụng liều thấp (<30mg/ngày, <7ngày) do tác dụng phụ trên tim mạch.

– Mosapride có hiệu quả với FD, có thể có tương tác thuốc với PPI.

– Itopride có hiệu quả với FD, ít tác dụng phụ, thời gian sử dụng từ 4-8 tuần.

– Acotinamide là thuốc mới, có hiệu quả cải thiện triệu chứng khó tiêu, nhưng dữ liệu nghiên cứu còn ít.

Bác sỹ Nguyễn Thế Phương

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Chậm tiêu chức năng (dyspepsia): Chẩn đoán và điều trị bệnh

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook